Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải có tính chính xác, khách quan, dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả cần phải đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ: Giáo dục học, xã hội học, điều khiển học. Ngoài ra, các biện pháp đƣợc thực hiện cũng cần dựa trên khoa học tâm lý về học sinh lứa tuổi THCS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đƣợc đề xuất cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn (trực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí,…) của nhà trƣờng, phải dễ thực hiện, dễ vận dụng vào thực tiễn, đồng thời khi thực hiện phải mang lại hiệu quả cao hơn các biện pháp đã áp dụng trƣớc đó. Đây là điều kiện tiên quyết để các biện pháp này thực sự có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Tính đồng bộ thể hiện ở việc các biện pháp đƣa ra phải có mối quan hệ biện chứng, liên kết, tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm thực hiện tốt việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trƣờng THCS.

Các biện pháp đề xuất phải nằm trong một chỉnh thể, biện pháp này là cơ sở, biện pháp kia là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tất cả các biện pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, nhằm đạt đƣợc mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh.

Các biện pháp cần phải đƣợc xây dựng một cách có hệ thống, quy trình thực hiện phải có tính liên hồn nhằm đảm bảo phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. Nguyên tắc này cũng địi hỏi nhà trƣờng, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp phải phù hợp cho việc quản lý tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở trƣờng THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 77)