Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sin hở các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sin hở các trƣờng

trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả về hoạt động nghiên cứu

khoa học

a. Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Giúp giáo viên nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của ngƣời giáo viên để tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh. Theo đó, giáo viên sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

b. Nội dung và cách thức thực hiện * Đối với đội ngũ giáo viên

- Lãnh đạo nhà trƣờng thực hiện việc tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh; tổ chức tập huấn bồi dƣỡng cho cán bộ, giáo viên về cách thức hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học.

- Cán bộ quản lý nhà trƣờng cần khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, tạo điều kiện để giáo viên đƣợc vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tế tại nhà trƣờng.

* Đối với học sinh

Thực hiện biện pháp này, lãnh đạo nhà trƣờng tiến hành các công việc sau: - Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác nghiên cứu khoa học cho học sinh THCS và các quy định, hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT về cuộc thi khoa học kỹ thuật trong năm học đến học sinh thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp.

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa; diễn đàn khoa học, khoa học vui...; Tạo điều kiện để học sinh đƣợc vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng phổ thông. Thành lập các câu lạc bộ: Khoa học vui, câu lạc bộ STEM…

- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ điểm nhƣ: trải nghiệm tham quan hoạt động cuộc thi khoa học cấp Thành phố, cấp Tỉnh… giúp học sinh có thêm những hiểu biết về yêu cầu của cuộc thi; tham quan các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao...trên địa bàn thành phố Cẩm Phả nhằm giúp các em nảy sinh ý tƣởng và những sáng tạo trong khoa học.

* Đối với cha mẹ học sinh

Lãnh đạo các trƣờng trung học cơ sở thực hiện các công việc sau:

- Trực tiếp hoặc chỉ đạo giáo viên tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học cho phụ huynh thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, họp phụ huynh.

- Mời đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm, tham quan các sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý nhà trƣờng cần nhận thức đúng đắn và thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Trên cơ sở đó thực hiện lập kế hoạch cụ thể cho việc bồi dƣỡng về nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

- Giáo viên phải nhận thức đúng về hoạt động nghiên cứu khoa học và có kế hoạch tuyên truyền để các lực lƣợng cùng tham gia vào hoạt động này.

- Có nguồn kinh phí để thực hiện việc truyền thông, tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ về nghiên cứu khoa học.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

a. Mục tiêu

Bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên có thêm những kiến thức, kĩ năng cần thiết để hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các em học sinh; Khắc phục những khó khăn của giáo viên trong quá trình hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

b. Nội dung và cách thực hiện

Thực hiện biện pháp này, lãnh đạo nhà trƣờng tiến hành các công việc sau: - Thực hiện tìm hiểu, khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao năng lực khoa học của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ đó lập danh sách và tiến hành chia nhóm bồi dƣỡng theo các tiêu chí khác nhau. Việc làm này cần đƣợc thực hiện vào đầu năm học để lãnh đạo nhà trƣờng kịp thời xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên cho phù hợp.

- Hiệu trƣởng nhà trƣờng trực tiếp xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên trong đó xác định rõ nội dung, hình thức, phƣơng pháp, thời gian bồi dƣỡng, thời lƣợng các khóa, lớp bồi dƣỡng mà nhà trƣờng sẽ tổ chức. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ quản lý nhà trƣờng. Theo đó, các khóa, lớp tập huấn đƣợc tổ chức sẽ đáp ứng đƣợc nguyện vọng cũng nhƣ có sự tham gia đầy đủ của đội ngũ giáo viên. Thông qua các lớp bồi dƣỡng, giáo viên đƣợc trực tiếp học hỏi và trao đổi những vấn đề cơ bản liên quan đến tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS.

- Thực hiện đa dạng các hình thức bồi dƣỡng nhƣ: Mời các chuyên gia ở các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu hoặc các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học về trao đổi, giải đáp những băn khoăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học và hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Mời cán bộ ở phòng, sở GD&ĐT, sở tài nguyên & môi trƣờng...tham gia chia sẻ các vấn đề liên quan đến tổ chức nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Tăng cƣờng giao lƣu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh giữa các đơn vị trƣờng THCS trên địa bàn.

- Khuyến khích giáo viên hoạt động tự bồi dƣỡng, tự học bằng các nguồn tài liệu tham khảo và sƣu tầm hoặc qua các kênh nghiên cứu khác.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý và giáo viên cần nhận thức rằng năng lực hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học có vai trò quyết định đến chất lƣợng và kết quả nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Cán bộ quản lý có kế hoạch bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên ngay từ đầu năm học; chỉ đạo sát sao công việc, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên tự bồi dƣỡng.

- Cán bộ quản lý nhà trƣờng cần quan tâm tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng theo chuyên đề, hay tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao năng lực tự nghiên cứu cho giáo viên theo hƣớng tích cực hoá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

3.2.3. Bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh khi lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THCS

a. Mục tiêu

Lập kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học một cách khoa học, bám sát mục tiêu của hoạt động này có vai trò quan trọng giúp định hƣớng rõ ràng, thông tin đầy đủ để giáo viên, học sinh biết, chủ động sắp xếp thực hiện các công việc có lộ trình nhằm đạt mục tiêu, đồng thời tạo cơ sở để thực hiện đƣợc các biện pháp quản lý tiếp theo; Giúp học sinh tích cực, chủ động trong quá trình nghiên cứu, nắm vững quy trình nghiên cứu khoa học, có kỹ năng thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể; giúp các giáo viên tham gia hƣớng dẫn khoa học hình dung, nắm rõ các công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành, sản phẩm đạt đƣợc để hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh đạt đƣợc tiến độ, hiệu quả...

b. Nội dung và cách thực hiện

Tiến hành biện pháp này, lãnh đạo nhà trƣờng cần:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh dựa trên kế hoạch chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, kế hoạch hoạt động năm, trên cơ sở các kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng giáo dục.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ căn cứ vào kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, bao gồm các nội dung:

+ Tổ chức cho học sinh đăng kí các lĩnh vực đề tài dự kiến có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của tổ đặc biệt là các lĩnh vực nghiên cứu thế mạnh mà giáo viên trong tổ có thể hƣớng dẫn học sinh.

+ Xét chọn các đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực hiện đề tài, nhiệm vụ theo quy định chung.

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu, giới thiệu các đề tài đã đƣợc ứng dụng vào thực tế có giải cao, tham quan học tập tại các đơn vị có thế mạnh, kinh nghiệm, trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, học sinh chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân mình căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trƣờng. Trong kế hoạch này, học sinh cần cụ thể hóa các nhiệm vụ nghiên cứu theo từng giai đoạn nhƣ: Cần xác định rõ thời gian cho giai đoạn nghiên cứu lý luận, giai đoạn nghiên cứu thực tiễn giai đoạn phân tích số liệu và hoàn thiện đề tài tƣơng ứng với mỗi giai đoạn là những nhiệm vụ cụ thể và phƣơng thức triển khai nhiệm vụ.

- Chỉ đạo các Tổ chuyên môn căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh mà phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên cốt cán kèm cặp, chỉ dẫn học sinh nghiên cứu khoa học giúp học sinh tích cực, chủ động trong quá trình nghiên cứu, nắm vững quy trình nghiên cứu khoa học, có kỹ năng thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể. Sau khi học sinh lựa chọn và giáo viên xác định đƣợc tính khả thi của đề tài, các Tổ chuyên môn, giáo viên hƣớng dẫn cần giao nhiệm vụ cụ thể, xác định kết quả cần đạt đƣợc và thời gian hoàn thành làm cho học sinh nâng cao ý thức, có thái độ đúng đắn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo nhà trƣờng cần bám sát mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh để xây dựng kế hoạch một cách khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trƣờng, có căn cứ thực hiện và khả thi.

- Kế hoạch thực hiện cần đƣợc triển khai sớm, đƣợc lập chi tiết theo học kỳ hoặc năm học để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đăng ký theo kế hoạch học tập

và khả năng kiến thức, thời gian của mình. Điều này rất quan trọng bởi các em phải cân đối giữa việc học tập kiến thức trên lớp và hoạt động nghiên cứu.

- Tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên hƣớng dẫn cần lập kế hoạch chi tiết cho các nội dung nhƣ: nội dung nghiên cứu của đề tài, quy mô, cách tổ chức thực hiện, ngƣời hƣớng dẫn, theo dõi kiểm tra,… đƣợc lập kế hoạch và thông tin đầy đủ trƣớc khi triển khai học kỳ hoặc năm học bắt đầu và có thời gian thực hiện trong học kỳ hoặc năm học.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh phải đảm bảo tính thiết thực. Các đề tài nghiên cứu phải có tính khả thi. Cần huy động đƣợc nhiều nguồn lực cùng tham gia phối hợp hỗ trợ về cả vật chất, tinh thần, ý tƣởng khoa học, năng lực nghiên cứu.

- Ban giám hiệu cần chỉ đạo, kiểm tra sát sao đối với việc tự rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học ở học sinh, đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các hình thức rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh một cách có hiệu quả.

- Giáo viên hƣớng dẫn cần làm tốt vai trò của mình để học sinh đƣợc định hƣớng một cách khoa học, đầy đủ.

- Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, học sinh phải kiên trì nỗ lực khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện bản thân, có thói quen tự học, tự rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

- Học sinh phải xây dựng kế hoạch cho hoạt động tự rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho mình theo ngày, tuần, tháng, theo từng học kỳ, theo năm học, cần phải đƣa ra mục đích cần phải đạt đƣợc cho từng nội dung của kế hoạch, đặc biệt là phải cố gắng thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu và đặc biệt phải có lòng tự tin vào khả năng nghiên cứu, học tập của bản thân, để có tâm lý thoải mái, tự rèn luyện khả năng nghiên cứu trong quá trình học tập.

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả theo mục tiêu và kế hoạch đã xây dựng

a. Mục tiêu

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh bằng công tác kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ghi nhận kết quả hoạt động nghiên cứu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện và nâng cao chất lƣợng, sự minh bạch, tính khách quan của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ góp phần theo dõi, giám sát, đánh giá thƣờng xuyên quá trình hƣớng dẫn của giáo viên với học sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặt khác, biện pháp cũng hƣớng tới việc xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá và đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực, có kĩ năng khoa học tốt tham gia các hội đồng chấm đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh; Tạo điều kiện để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả và sản phẩm hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên nhằm kịp thời động viên, khen thƣởng, khuyến khích học sinh tích cực tham gia hoạt động đồng thời điều chỉnh, uốn nắn những bất cập còn gặp phải trong hoạt động nghiên cứu. Từ đó sẽ động viên đƣợc giáo viên, học sinh tích cực nghiên cứu để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học của các em.

b. Nội dung và cách thực hiện

Trong nhà trƣờng phổ thông, việc giám sát chặt chẽ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh của học sinh là một trong những biện pháp cần thiết, nhằm đánh giá đúng thực chất hoạt động, kịp thời đƣa ra những điều chỉnh phù hợp đồng thời khuyến khích khen thƣởng kịp thời học sinh có thành tích và tích cực nghiên cứu. Để làm tốt công tác này lãnh đạo nhà trƣờng cần thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm theo đúng kế hoạch.

- Đào tạo, bồi dƣỡng và xây dựng đội ngũ đánh giá có năng lực, uy tín trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)