Cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tap san khoa học 2019 final (Trang 34 - 36)

- Thời gian phản ứng được khảo sát ở các khoảng

2. Cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu

Khởi nghiệp theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật đó là mợt khái niệm đa chiều. Khởi nghiệp đó chính là việc mở một doanh nghiệp mới; hay là tinh thần doanh nhân - entrepreneurship, hay là tự làm chủ, tự kinh doanh. Theo đó, khởi nghiệp khơng phải là quyết định tại một thời điểm nhất định mà là kết quả của mợt q trình, mợt cá nhân phải có tiềm năng khởi nghiệp trước khi đi đến quyết định khởi nghiệp.

Để giải thích về q trình khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu theo trường phái dự định đã xây dựng và kiểm chứng nhiều mơ hình dự định khởi nghiệp:

Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The entrepreneurial event - SEE): Shapero và Sokol

(1982) cho rằng việc khởi nghiệp thành lập một doanh nghiệp mới là một sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống của con người. Theo nghiên cứu này, quyết định một cá nhân khi lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp mới phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong c̣c sống của cá nhân đó và thái đợ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp (thể hiện bằng 2 khía cạnh cảm nhận của cá nhân về tính khả thi; cảm nhận của cá nhân về mong muốn khởi nghiệp).

Lý thuyết về hành vi dự định (Theory of planned behavior - TPB): Lý thuyết hành vi dự định

của Ajzen (1991) cho rằng hành vi của con người là kết quả của dự định thực hiện hành vi và khả năng kiểm soát của họ. Lý thuyết đã được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin và marketing trước khi được các nhà nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khởi nghiệp. Dự định thực hiện hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: Thái độ của cá nhân đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, cảm

nhận về khả năng kiểm soát hành vi.

Tổng kết từ những nghiên cứu trước đây, nhiều cơng trình nghiên cứu đã cho thấy rằng, các yếu tố cá nhân và yếu tố mơi trường có tác đợng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng tại Cần Thơ gồm thái độ, quy chuẩn chủ quan, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, sự đam mê kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và nguồn vốn.

Theo Nguyễn Thị Yến (2011), sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự đam mê kinh doanh là những yếu tố cá nhân tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Quốc Gia TP. Hờ Chí Minh. Trường hợp đối với nữ học viên MBA tại TP. Hờ Chí Minh trong nghiên cứu của Hồng Thị Phương Thảo (2013) cho thấy, đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của đối tượng này. Ngồi ra, ng̀n vốn cho khởi nghiệp, đợng cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, đợng cơ kéo và rào cản gia đình cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) kiểm định tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (trong đó có các trải nghiệm trong q trình học tập tại trường đại học) và mợt số yếu tố môi trường tới tiềm năng khởi nghiệp bằng 2 chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp kinh doanh và tự tin khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Việt Nam.

Guerrero (2006) đã chỉ ra rằng, hầu hết sinh viên đại học mong muốn phát triển ý định khởi nghiệp thông qua một công ty mới mặc dù nhận thức về tính khả thi là khơng tích cực. Ngồi ra, nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự tín nhiệm và ý định khởi nghiệp của sinh viên. Zain và cộng sự (2010) cho rằng các yếu tố tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên kinh tế ở Malaysia. Đối với sinh viên kinh

tế tại Pakistan, Azhar (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và cơng việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu của Wang (2011) đã chỉ ra sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác đợng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ. Song song đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của đối tượng này.

Nghiên cứu của Francisco (2011) cũng đã kết luận, các nhân tố ảnh hưởng chính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng; sự ưu tiên cho các công việc đối với của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha. Nghiên cứu của Linan (2011) cũng đã kết luận, 5 nhân tố ảnh hưởng chính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; giáo dục; sự tăng trưởng; sự ưu tiên cho các cơng việc có ích.

Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngồi nước, có thể nhận thấy rất nhiều tác giả đã ứng dụng lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) để xác định ảnh hưởng của thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ý định khởi nghiệp dựa trên lý thuyết hành vi dự định cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi thường chỉ giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định, khả năng giải thích này cịn tùy tḥc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi và cợng sự, 2014). Chẳng hạn, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, học tập trải nghiệm được nhận thấy có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp (Linan, 2011, Wang, 2011; Nguyễn Thu Thủy, 2015) đặc biệt dành cho

đối tượng là sinh viên đại học. Do vậy, để gia tăng khả năng tiên lượng của lý thuyết hành vi dự định, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua 6 yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục, học tập trải nghiệm, kinh nghiệm làm việc.

Hình 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Ba giả thiết đầu tiên ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được phát biểu như sau:

H1: Thái đợ có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

H3: Nhận thức kiểm sốt hành vi có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Nghiên cứu trên qui mô lớn của Kim và Hunter (1993) đã khẳng định rằng đào tạo đại học có tác động tới thái độ của các cá nhân về khởi nghiệp, thái đợ tích cực và ham muốn khởi nghiệp làm cho cá nhân có dự định khởi nghiệp (50% người có thái đợ tích cực với khởi nghiệp thì có dự định khởi nghiệp và 30% dự định khởi nghiệp đã biến thành hành vi thực tế). Do đó, H4 được phát biểu:

H4: Giáo dục có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Phương thức học qua trải nghiệm thực tế là phương pháp học mà kiến thức sinh viên được tiếp nhận qua các hoạt động làm việc thực tế (Indra, 2006). Phương thức học này cho phép sinh viên ứng dụng kiến thức lý thuyết đã học với cơng việc thực

tế để có được các kinh nghiệm học tập, học đi đôi với hành, H5 được xây dựng như sau :

H5: Học tập trải nghiệm có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Kinh nghiệm làm việc là những trải nghiệm của một cá nhân về hoạt động thương mại trong quá khứ. Những trải nghiệm qua các hoạt động thương mại, bán hàng này cung cấp cho cá nhân kiến thức, mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm kinh doanh. Các nghiên cứu của Kuckertz và Wagner (2010), Devonish và cộng sự (2010) đã khẳng định các hoạt động liên quan tới kinh doanh bán hàng của cá nhân trong quá khứ, thậm chí từ thời thơ ấu, niên thiếu của mợt cá nhân có ảnh hưởng tới mong muốn khởi nghiệp của cá nhân đó khi trưởng thành. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thiết:

H6: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu Tap san khoa học 2019 final (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)