Tổng quan về logistics

Một phần của tài liệu Tap san khoa học 2019 final (Trang 47 - 52)

- Thời gian phản ứng được khảo sát ở các khoảng

2. Tổng quan về logistics

2.1. Tầm quan trọng của logistics

“Logistics là việc quản lý dịng chảy của hàng hóa, thơng tin và các ng̀n lực khác, bao gồm năng lượng và con người, giữa điểm xuất xứ và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Lo- gistics liên quan đến việc tích hợp thơng tin, vận chủn, tờn kho, kho bãi, xử lý vật liệu và đóng gói” (Wikipedia).

“Logistics là quá trình tối ưu hố các hoạt đợng vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt đợng kinh tế” (Đồn Thị Hờng Vân, 2003).

“Logistics là mợt chuỗi các hoạt đợng liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện mợt cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm sốt và hồn thiện các hoạt động bao gồm các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục

phân phối, hải quan…. Do đó, logistics là q trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược” (Nguyễn Quốc Tuấn. 2015).

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu logistics như sau:

“Logistics là quá trình lên kế hoạch và phối hợp các hoạt động để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng trên phạm vi toàn thế giới. Những hoạt đợng liên quan đến logistics có thể bao gồm: dịch vụ khách hàng, vận chuyển, thu mua, quản trị tồn kho và kho hàng, dự báo, hoạch định chiến lược, … Mục tiêu của những hoạt động này là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng. Nói cách khác, hoạt động logistics đảm bảo giao đúng sản phẩm với đúng số lượng, đúng điều kiện cho

đúng khách hàng tại đúng địa điểm, đúng thời gian với mức giá đúng (bảy “đúng” trong logistics)”.

Trong những thập niên gần đây, việc tồn cầu hóa trong kinh tế đã đưa thế giới trở thành một thị trường mở. Điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giảm thời gian thực hiện đơn hàng, duy trì chất lượng với chi phí hợp lý và linh hoạt để đạt được lợi thế cạnh tra- nh. Và giải pháp để đạt được điều này là cần có hệ thống logistics hiệu quả. Tầm quan trọng của logis- tics có thể tóm tắt ở mợt số điểm như sau:

- Logistics có tác đợng to lớn đến nền kinh tế quốc gia và thế giới: logistics tạo điều kiện cho việc trao đổi trên thị trường, cung cấp ng̀n lao đợng chính và là người thu mua chính các tài sản và nguyên vật liệu trong nền kinh tế.

- Logistics có vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người: hệ thống logistics cung cấp việc sẵn có thức ăn, nước, thuốc và những nguyên vật liệu cần thiết cho sự tồn tại của con người một cách liên tục.

- Logistics tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống: ngành logistics sử dụng lao đợng trên tồn thế giới, cung cấp những cách thức phân phối hàng hóa có hiệu quả về chi phí tại địa phương và trên tồn thế giới. Giá cả hàng hóa càng phải chăng, chất lượng c̣c sống càng tăng.

2.2. Nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics

Logistics liên quan đến rất nhiều hoạt động kinh doanh quan trọng. Bất kỳ một doanh nghiệp sản

chuyên gia logistics để quản lý dòng sản phẩm và thông tin trong phạm vi doanh nghiệp, khu vực và quốc tế. Các cơ sở cung cấp dịch vụ như bệnh viện, nhà hàng hay khách sạn cũng cần quản lý các hoạt đợng logistics. Hình 1 là ví dụ về các loại hình do- anh nghiệp và tổ chức mà mợt nhân viên logistics có thể làm việc.

Trong nghiên cứu “Nghề nghiệp trong Logis- tics” được thực hiện bởi Hội đồng các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng (the Council of Supply Chain Management Professionals) đã chỉ ra rằng khơng có con đường sự nghiệp hoặc nghề nghiệp duy nhất cho nhân viên logistics. Bên cạnh những công việc tập trung vào các chức năng của logistics và chuỗi cung ứng như quản lý vận chuyển, kho bãi, lập kế hoạch sản xuất, thu mua, hệ thống thông tin, dịch vụ khách hàng, … thì nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể chịu tác đợng bởi quy mơ, loại hình, phạm vi địa lý và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp hay tổ chức.

Hình 1 – Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức mà nhân viên logistics có thể làm việc

(Ng̀n: https://www.pdffiller.com, 2017) Tóm lại, nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực chức năng có thể được kể đến dưới đây:

• Lập kế hoạch và phân tích logistics

• Quản lý vận tải

• Quản lý hoạt đợng kho bãi

• Quy hoạch và kiểm sốt hàng tờn kho

• Thu mua và quản lý vật liệu

• Quản lý logistics quốc tế

• Lập kế hoạch và hoạt đợng sản xuất

• Quản lý chuỗi cung ứng

• Hệ thống thơng tin và kiểm sốt

Trong mỗi lĩnh vực chức năng được nêu trên lại có nhiều vị trí mà mợt nhân viên logistics có thể đảm nhận. Hình 2 là mợt ví dụ về các vị trí làm việc tại hãng tàu CMA CGM.

Hình 2– Mợt số vị trí cơng việc tại hãng tàu CMA GM

(Nguồn: https://www.cma-cgm.com/s) 3. Kỹ năng nghề logistics

3.1. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cho logistics hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả logistics, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra chỉ số hiệu quả logis- tics (Logistics Performance Index – LPI). Đây là mợt chỉ số tồn diện được tạo ra để giúp các quốc gia xác định những thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt đợng logistics. LPI tóm tắt hiệu suất của các quốc gia thông qua sáu khía cạnh quan trọng nhất của mơi trường logistics:

- Hiệu quả của hải quan.

- Chất lượng của cơ sở hạ tầng thương mại và giao thông.

- Dễ dàng sắp xếp các lơ hàng có giá cạnh tranh. - Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics. - Khả năng theo dõi lô hàng.

- Tần suất mà lô hàng đến được người nhận hàng trong lịch trình hoặc thời gian giao hàng dự kiến

Mợt số yếu tố tác đợng đến LPI có thể được liệt kê bao gồm công nghệ thông tin, năng lực của đội ngũ nhân viên, mối quan hệ thương mại (Wanjiku Gacuru, Dr. Karanja Kabare, 2015).

Có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trị của ng̀n nhân lực đối với hiệu quả hoạt động của một tổ chức nói chung và hiệu quả cũa hoạt đợng lo- gistics nói riêng. Có sự phụ tḥc mạnh mẽ giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý nguồn nhân lực và do đó rất khó để xác định ranh giới chính xác. Hơn nữa, các ranh giới này liên tục di chuyển để

phù hợp với sự tích hợp của chuỗi cung ứng và hoạt động nhân sự (Jurcevic, Ivakovic & Babic, 2008). Theo kết quả nghiên cứu qua mười lăm doanh ng- hiệp cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Services Provider – LSP) của Wong và Karia (2010), thì số lượng nhân viên khơng quan trọng, mà yếu tố quyết định là năng lực và kiến thức của nguồn nhân lực để đạt được dịch vụ tốt nhất và sự hài lịng của khách hàng. Hình 3 là sơ đờ vịng lặp nhân quả về tác động của đầu tư vào nhân sự lên chỉ số hiệu suất logistics.

Hình 3 – Sơ đờ vịng lặp nhân quả về tác đợng của đầu tư vào nhân sự lên chỉ số hiệu suất logis- tics (Nguồn: Amrita Jhawar, S. K. Garg, Shikha N.

Khera, 2014)

Với sự gia tăng kỹ năng của lực lượng lao đợng, chi phí sẽ giảm. Vì chi phí là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng LPI, việc giảm chi phí sẽ dẫn đến cải thiện LPI. Do đó mợt phần doanh thu của các LSP sẽ được tái đầu tư nhiều hơn vào việc đào tạo, phát triển và phúc lợi nguồn nhân lực. Lực lượng lao đợng có tay nghề cao sẽ giảm thời gian thực hiện các hoạt động logistics, điều này cũng sẽ cải thiện LPI. Lao đợng có tay nghề cao cũng sẽ nâng cao đợ tin cậy, tính linh hoạt và an tồn của hệ thống logistics.

3.2. Yêu cầu cơ bản về kỹ năng nghề logistics

Như nội dung về nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics được kể trên, có thể thấy ở mỗi lĩnh vực chức năng của logistics có nhiều bợ phận, tại mỗi bợ phận lại có những vị trí riêng chia theo trình đợ (cấp chun viên hoặc cấp quản lý), mà ở mỗi vị trí lại có những địi hỏi riêng về nhiệm vụ, kỹ năng và năng lực. Ví dụ mợt người quản lý kho cần có những kiến thức chun mơn về các mơ hình kho hàng, các kiến thức về phương tiện xếp dỡ trong kho, các quy định chung cho việc lưu trữ và bảo

quản từng loại hàng hóa trong kho, dịng chủn đợng của hàng hóa trong kho… Tuy nhiên trong bài viết này tập trung đề cập đến những kỹ năng chung (bợ kỹ năng) cần có khi làm việc trong lĩnh vực lo- gistics. Hiểu được các kỹ năng cần thiết trong quản lý hoạt động logistics không chỉ quan trọng cho việc phát triển các chương trình đào tạo và giáo dục mà cịn có lợi cho sự phát triển nghề nghiệp của các cá nhân làm việc trong các lĩnh vực này. Bợ kỹ năng logistics này có thể được mơ tả dưới dạng mợt mơ hình hình chữ T kết hợp các kỹ năng quản lý mềm với các kỹ năng chuyên ngành logistics (Mangan và Christopher, 2005) được thể hiện trong Hình 4. Bợ kỹ năng này được chia thành bốn nhóm kỹ năng chính: kỹ năng quản lý chung, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyên ngành logistics.

Hình 4 – Mơ hình chữ T về kỹ năng ngành logistics

(Nguồn: Vẽ lại theo Mangan và Christopher, 2005)

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hiện nay, những thành tựu của của cuộc cách mạng công ng- hiệp 4.0 (CMCN4.0) đã đưa ngành logistics bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Những thao tác đặt hàng, kiểm sốt đơn hàng có thể được thực hiện trực tiếp trên các phương tiện kỹ thuật vào bất cứ khi nào và

ở bất cứ nơi đâu. Các robot tiên tiến được sử dụng trong cả cơ sở sản xuất và các trung tâm phân phối, và tất cả các dịch chuyển có thể được theo dõi, quản lý và điều chỉnh từ mợt phịng điều khiển. Sự phát triển của các công cụ phân tích và Dữ liệu khổng lờ (Big Data) giúp các chuyên gia logistics thoát khỏi nhiệm vụ thu thập dữ liệu và thao tác bảng tính và thay vào đó tập trung vào việc quản lý thơng tin. Nói cách khách, CMCN 4.0 đã đưa ngành logistics chuyển sang hướng loại bỏ bớt những kỹ năng thủ công và bổ sung một số kỹ năng mới. Bảng 1 dưới đây liệt kê một số thay đổi trong yêu cầu về kỹ năng nghề logistics.

Bảng 1 – Những thay đổi trong yêu cầu về kỹ năng logistics

Yêu cầu kỹ năng mới

Kỹ năng tin học Kỹ năng về phần mềm

Kỹ năng về truyền thông/ giao tiếp Kỹ năng cần

tăng mức độ quan trọng

Kỹ năng tin học

Kỹ năng về truyền thông/ giao tiếp Kỹ năng phân tích và ra quyết định

Kỹ năng cần giảm mức đợ quan trọng

Viết (ví dụ: viết tay và sử dụng máy chữ)

Tài liệu và chứng từ giấy Các hoạt động thủ cơng, chẳng hạn như sổ kế tốn, tính tốn, nhập dữ liệu

Kỹ năng khơng cịn cần thiết

Các hoạt đợng thủ công và văn thư, chẳng hạn như thực hiện và theo dõi đơn hàng

(Ng̀n: Canadian Logistics Skills Committee, 2005)

Tóm lại, để thích nghi được xu thế phát triển hiện nay của thế giới, ngồi những kỹ năng cơ bản cần có được liệt kê trong mơ hình chữ T thì mợt chuyên viên logistics cần có những kỹ năng liên quan đến công nghệ như các phần mềm quản lý vận chuyển, quản lý kho hàng, hoặc làm quen với việc tự đợng hóa các quy trình hoạt đợng.

4. Kết luận

Trong bài viết này, nhóm tác giả đã chỉ ra tác đợng của lực lượng lao đợng có kỹ năng đối với hiệu quả hoạt động logistics. Bài viết cũng nêu những yêu cầu về kỹ năng cần có để làm việc trong ngành logistics. Hiện nay chính phủ Việt Nam đã và đang có những chính sách tập trung phát triển dịch vụ lo- gistics. Tuy nhiên việc thiếu cả về số lượng và chất

Kỹ năng quản lý chung

Kế tốn và tài chính Cơng nghệ thơng tin Marketing

Quản lý dự án Quản trị chiến lược Quản trị rủi ro

Quản lý mối quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng

Kỹ năng giao tiếp

Lắng nghe

Giao tiếp bằng miệng Soạn thảo văn bản Quản lý nhân sự Điều phối cuộc họp Thương lượng Kiểm soát căng thẳng Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng chuyên ngành logistics

Luật pháp

Hải quan, xuất khẩu và nhập khẩu Quản lý vận chuyển

Quản trị tồn kho Kho hàng Thu mua Dự báo Logistics thu hồi

Quản trị cảng biển/ cảng hàng không Hệ thống thông tin logistics

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Xác định vấn đề Thu thập thông tin Phân tích vấn đề Chia sẻ thơng tin Giải quyết vấn đề

đang là một thách thức rất lớn đối với logistics Việt Nam. Việc lựa chọn giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần cải thiện LPI của Việt Nam, và đây cũng là định hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tơi.

Tài liệu tham khảo

[1]. Đồn Thị Hờng Vân, Logistics – Những vấn

đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà

Nội, 2003

[2]. Nguyễn Quốc Tuấn, Quản lý nhà nước đối

với dịch vụ Logistics ở Cảng Hải Phòng, Luận án

tiển sĩ Kinh tế, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, 2015

[3]. Bộ Công Thương, Báo cáo Logistics Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương, 2018

[4]. Canadian Logistics Skills Committee, Stra-

tegic Human Resources Study of the Supply Chain Sector, Final Report, 2005

[5]. Amrita Jhawar, S. K. Garg, Shikha N. Khera, Analysis of the skilled work force effect on

the logistics performance index – case study from India, Springerlink.com, 2014

[6]. Lauri Ojala, Dilay Çelebi, The World Bank’s

Logistics Performance Index (LPI) and drivers of logistics performance, International Transport Fo-

rum, 2015

[7]. Wanjiku Gacuru, Dr. Karanja Kabare, Fac-

tors affecting efficiency in logistics performance of trading and distribution firms based in Jomo Ken- yatta International Airport area, International Ac-

ademic Journal of Procurement and Supply Chain Management, Volume 1, Issue 5, pp. 50-71, 2015

[8]. Chee Yew Wong, Noorliza Karia, Explain-

ing the competitive advantage of logistics service providers: A resource-based view approach, Int. J.

Production Economics 128 (2010), pp. 51–67, 2010 [9]. Mangan, J., Christopher, M., Management

development and the supply chain manager of the future, International Journal of Logistics Manage-

ment, 16(2), pp.178-191, 2005

[10]. Thu Hiền, Phát triển nguồn nhân lực logis-

tics Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập, http://ddvt.

vn/topic/1956, 2018

[11]. Council of Logistics Management, Careers in Logistics, https://www.pdffiller.com, 2017

[12]. Marinko Jurčević, Morana Ivaković, Darko Babić, The role of human factors in supply chains, https://bib.irb.hr/datoteka, 2008

[13]. Mike Mortson, The Top 10 Supply Chain

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ PHÚ SĨ PHẦN THIẾT KẾ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ PHÚ SĨ

ThS. Mai Thị Bạch Tuyết, ThS. Phạm Thị Phượng

Viện Quản lý – Kinh doanh

Tóm tắt:

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập đang lan rộng như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên và rất nặng nề do thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà khơng thu hồi được vốn, mặt khác những cơng trình nhận thầu hoặc chỉ định thầu cũng khơng có vốn để thực hiện, nhiều cơng trình chậm tiến độ, thiếu tính khả thi khơng chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà cịn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch tốn chi phí

Một phần của tài liệu Tap san khoa học 2019 final (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)