Xu hướng phát triển của PHBM

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lí luận về quản lí phịng học bộ mơn đáp ứn gu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.3.2. Xu hướng phát triển của PHBM

Quá trình dạy học được xem như một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố liên hệ tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới. Trong đó mục tiêuquy định nội

dung chương trình, nội dung đó truyền đạt cho học sinh theo phương phápđặc trưng

với mỗi lứa tuổi, người truyền đạt đó là giáo viên.Để truyền đạt nội dung đó phải

có điều kiện về cơ sở vật chất. Các thành tố phải đặt trong mối quan hệ biện chứng để

cho kết quả đầu ra như mong muốn.

Chính vì thế, việc xây dựng PHBM ở các trường THPT là ý tưởng mang tầm chiến lược trong chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Điều này giúp học sinh sớm làm quen với mơi trường khoa học, có những kiến thức thực tiễn, đồng thời, giúp công việc giảng dạy của giáo viên tiện lợi hơn. Vì vậy, các nhà trường đều coi đó như là một trong những mục tiêu chiến lược tạo nên thành công trong việc “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Lí luận và thực tiễn đã khẳng định, sự ra đời của PHBM là xu hướng tất yếu mang tính khách quan và quy luật. Xây dựng PHBM là một đòi hỏi khách quan của các nhà trường phổ thông hiện nay ở nước ta.

1.3.2.1. PHBM làm tăng tần suất sử dụng và độ bền của TBDH và đem lại những lợi ích về kinh tế

Vì khơng phải chuyển TBDH từ lớp này sang lớp khác do đó sẽ tránh được hư hỏng khi di chuyển đồng thời tiết kiệm được thời gian. Điều quan trọng nữa là GV không thể dạy chay khi xung quanh họ các TBDH được chuẩn bị sẵn sàng. Chính vì lẽ đó mà phần lớn các TBDH đều được khai thác triệt để sử dụng một cách có hiệu quả.

Có những loại tủ chỉ đựng hố chất, có những tủ chỉ đựng tiêu bản, có những tủ chỉ đựng các dụng cụ khác. Bởi vậy mà TBDH được được bảo quản một cách tốt nhất. Điều này tránh được thực trạng cái gọi là “Phòng thiết bị” của các trường hiện nay tất cả đều được chất vào một kho. Có những loại thiết bị mà có lẽ khi nhận về lại nay vẫn cịn ngun hộp thậm chí mối mọt gần hết mà cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn vẫn chưa biết.

Trong thực tế, những GV có tâm huyết với việc dạy có thiết bị đã phải vất vả khi mang thiết bị dạy học đến từng lớp. Điều đó buộc GV phải lựa chọn một vài thí nghiệm với những dụng cụ nhẹ, gọn, dễ vận chuyển, khơng độc hại. Đó là chưa kể đến các thiết bị nặng như máy chiếu qua đầu, máy vi tính để sử dụng phần mềm dạy học. GV dạy Hố học rất khó vận chuyển những thiết bị, dụng cụ bằng thuỷ tinh dễ vỡ đến lớp (chưa nói đến nhiều loại hố chất độc hại bị dính vào người, quần áo...). Để giải quyết những khó khăn này là phải dạy học tại các PHBM.

PHBM có khả năng đem lại lợi ích về kinh tế vì TBDH được sử dụng lâu dài (hạn chế hỏng hóc, trục trặc) tăng tuổi thọ do đó có điều kiện đầu tư thêm các hạng mục khác nhằm phục vụ QTDH trong nhà trường.

1.3.2.2. Chỉ có PHBM mới có điều kiện lắp đặt phương tiện dạy học hiện đại

Như chúng ta đã biết ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của công nghệ thông tin (CNTT), bởi vậy việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong nhà trường khơng cịn là vấn đề xa lạ. Các phương tiện nghe nhìn đã được sử dụng rất nhiều trong giáo dục, phương tiện nghe nhìn bao gồm 02 khối: Khối mạng thông tin (phim, ảnh, bản trong, đĩa mềm,...) và khối chuyển tải thông tin (máy chiếu qua đầu, radio, catsette, máy vi tính, máy chiếu đa năng...) để sử dụng khối mạng thơng tin thì bắt buộc phải có khối chuyển tải thơng tin, khối này không thể nào mang đến từng lớp được mà phải lắp đặt cố định ở PHBM. Những phương tiện này phần lớn là cồng kềnh, dễ vỡ, dễ hư hỏng, đặc biệt lại đắt tiền, vì vậy nếu khơng có PHBM thì đành nằm “chờ” ở kho và việc khai thác kém hiệu quả.

1.3.2.3. PHBM giúp cho năng lực thực hành của GV được nâng lên và đòi hỏi GV phải nâng cao trình độ tiếp cận với khoa học cơng nghệ

Một thực tế khá phổ biến đối với GV đứng lớp hiện nay là: Năng lực sư phạm, trình độ chun mơn, năng lực thực hành của một số GV còn yếu kém. Điều này cũng dễ hiểu do đã từ lâu “lối mòn” đọc chép, nhìn chép cùng với tâm lý ngại chuẩn bị TBDH để đỡ mất thời gian. Vì thế muốn sử dụng thành thạo các TBDH hiện đại đòi hỏi GV phải không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng sử dụng đáp ứng với nhu cầu bài dạy.... Bởi vậy việc tổ chức dạy học tại PHBM giúp cho trình độ chun mơn của GV được nâng lên. Năng lực thực hành, tư duy lơ gích, tư duy sáng tạo của thầy và trị khơng ngừng được phát triển. Khi đã sử dụng nhiều lần thì trình độ sử dụng TBDH của GV sẽ thành thạo, họ sẽ bớt ngại làm thí nghiệm từ đó tạo khơng khí học tập nghiên cứu của thầy trị thực sự nghiêm túc, có hiệu quả.

1.3.2.4. PHBM tạo ra được khơng khí học tập khoa học của HS

Đã đến học tại PHBM điều tất yếu các em HS đã mang theo một tâm thế là ở đó sẽ được quan sát thí nghiệm do GV làm hoặc các em trực tiếp làm thí nghiệm, sử dụng một loại thiết bị nào đó. Trường hợp những thiết bị khó hoặc gây nguy hiểm cho giáo viên và học sinh thì các em được quan sát thí nghiệm ảo hoặc qua phim ảnh. Học ở PHBM dần dần các em sẽ hình thành các kĩ năng sau:

- Kĩ năng tổ chức lao động khoa học. - Kĩ năng quan sát, nhận biết.

- Kĩ năng thực hành. - Kĩ năng hợp tác.

1.3.2.5. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá tại các PHBM cho GV và HS

Theo tác giả X.I. Sapovalenco “Các phịng bộmơn là trung tâm côngtác giáo

dục học sinh tiến hành không chỉ những vấn đề liên quan đến học tập mà cả những vấn đề khác thí dụ đều đặn thơng báo các sự kiện đã qua trong nước và trên thế giới về thành tựu khoa học, những tin tức thời sự...Đồng thời phịng bộ mơn là một trung tâm phương pháp giảng dạy trong nhà trường, trung tâm tuyên truyền các kiến thức sư phạm cho cha mẹ học sinh và nhân dân, trung tâm học tập chính trị và khoa học của GV. Ở đây có sự trao đổi phương pháp của các thầy giáo bộ môn nhà trường, những cuộc gặp gỡ của họ với các thầy giáo ở các trường khác. Khi có PHBM thầy giáo ít phải chuẩn bị bài dạy ở nhà hơn mà làm việc đó trong các PHBM. Bởi vì ở đây soạn bài nhanh hơn và tiện lợi hơn. Trong các phòng học lịch sử và Khoa học xã hội có thể tổ chức các buổi dạy chính trị. Nói cách khác PHBM dần biến thành phịng thí nghiệm

của cơng tác sáng tạo của trường” [43].

Trên thực tế, nếu sử dụng nhiều năm khi trình độ sử dụng TBDH của GV và HS thành thạo thì GV có thể giao cho HS các bài tập hoặc các tiểu luận khoa học mà kết quả của bài tập hoặc tiểu luận có đó phải sử dụng đến các kết quả thu được từ thực nghiệm. Tại PHBM giáo viên cũng có thể tổ chức thảo luận nhóm và các chuyên đề, hội thảo khoa học thiết thực gắn với thực nghiệm. Tổ chức sinh hoạt tổ nhóm và các hoạt động chun mơn ở PHBM. Tuy nhiên đây là một hoạt động khơng dễ, địi hỏi phải có q trình làm quen với PHBM và có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động đó. Tất cả những ưu điểm trên cho ta thấy dạy học ở PHBM là biện pháp hữu hiệu nhất để đổi mới PPDH và đem lại hiệu quả cao cho QTDH.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 27 - 29)