Quản lí khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị phòng học bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Quản lí khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị phòng học bộ môn

Trên cơ sở kế hoạch về việc sử dụng PHBM, Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động dạy và học ở PHBM, đây chính là khâu triển khai các kế hoạch hoạt động một cách chi tiết và được thực hiện bởi giáo viên, học sinh dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hiệu trưởng. Đây có thể nói là nhiệm vụ quản lí nặng nề nhất của Hiệu trưởng

trong nhà trường bởi nó quyết định sự đổi mới PPDH để từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng chính là mục tiêu chính của nhà trường phổ thông.

Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị của PHBM

Từ cơ sở pháp lí của Điều lệ trường phổ thông trong đó phân tích rõ chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT và trên cơ sở Thông tư 14 về PHBM, trong đó chỉ rõ những nội dung quản lí của Hiệu trưởng để tác động đến PHBM như sau:

“Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động phòng học bộ môn hoặc phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác này”.

Căn cứ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học và thực tế nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí PHBM. Các bộ phận chuyên môn và cá nhân dựa vào kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch theo kỳ, theo tháng và theo tuần.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Dựa trên kế hoạch về việc sử dụng PHBM, Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động dạy và học ở PHBM, đây chính là khâu triển khai kế hoạch hoạt động một cách chi tiết và được thực hiện bởi GV và HS dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hiệu trưởng. Có thể nói đây là nhiệm vụ quản lí nặng nề nhất của Hiệu trưởng trong nhà trường bởi nó đẩy mạnh sự đổi mới PPDH để từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng chính là mục tiêu chính của nhà trường phổ thông. Trong quản lí hoạt động dạy và học nói chung bao gồm:

- Khâu phân công chuyên môn: trong PHBM phân công chuyên môn như tổ trưởng chuyên môn, tổ phó, giáo viên phụ trách PHBM, các phân công này phải dựa trên năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của giáo viên trong tổ.

- Khâu phân công TKB cho các tiết dạy và học ở PHBM cũng rất quan trọng. Nếu sắp xếp hợp lí thì nâng cao tần suất sử dụng tại các PHBM, hiệu quả giờ dạy của GV và hiệu quả học của HS.

- Khâu tổ chức hoạt động dạy của GV: Muốn thực hiện tốt quá trình quản lí hoạt động dạy và học ở PHBM thì người Hiệu trưởng trước hết phải có những tác động đến GV và HS về vấn đề nhận thức việc đổi mới PPDH. Muốn làm được như vậy trước tiên người Hiệu trưởng phải thông qua hệ thống quản lí của mình là Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng bộ môn để từ đó có những yêu cầu cụ thể đến từng GV và HS khi dạy và học ở PHBM.

Tổ trưởng bộ môn trên cơ sở của phân phối chương trình trong PHBM cùng các giáo viên đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất ở PHBM. Trước tiên chúng ta phải hiểu hoạt động dạy học ở PHBM chủ yếu là hình thức dạy học trên lớp. Đó là một hình thức dạy học quen thuộc với tất cả GV trường THPT. Thời gian học tập được quy định chặt chẽ theo tiết học (mỗi tiết 45’), địa điểm và đối tượng học tập cố định, thành phần học tập không đổi. GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính tập thể ổn định, đồng thời chú ý đến đặc điểm của HS để sử dụng

các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững kiến thức một cách trực tiếp. Hầu hết GV trường THPT rất quen thuộc với việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. GV có thể vừa dạy lí thuyết vừa hướng dẫn sử dụng TBDH.

Có thể khẳng định: Trong quản lí hoạt động dạy và học ở PHBM người Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lí của mình đảm bảo GV và HS được tiếp cận với TBDH, hoạt động tích cực, tiếp nhận tri thức một cách năng động từ đó hình thành kĩ năng cần thiết theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho từng nội dung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Chỉ đạo sự phối hợp giữa giáo viên- học sinh- nhân viên thiết bị

Trong quản lí PHBM thì mối liên hệ giữa GV- HS- NV thiết bị là mối quan hệ rất quan trọng, mọi hành động giữa 3 đối tượng quản lí này đều ảnh hưởng đến nhau bởi vậy người quản lí phải có sự phân công hợp lí đồng thời tận dụng được khả năng tương trợ lẫn nhau thì hiệu qua quản lí mới đạt kết quả cao.

Trong việc quản lí và sử dụng PHBM thì nhân viên thiết bị có trách nhiệm lên kế hoạch mua sắm thiết bị tuy nhiên kế hoạch mua sắm ấy lại phải dựa trên yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. Từ như cầu và yêu cầu của GV và HS nhân viên phụ trách thiết bị đối chiếu với nguồn lực của trường để lên kế hoạch mua sắm. Trong công việc mua sắm và học hỏi về thiết bị thì nhân viên thiết bị phải có sự trợ giúp của GV bộ môn thì mới hoàn thành tốt được công việc của mình.

Quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở PHBM

Quản lí sử dụng TBDH là quản lí mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Lúc này, TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách tuỳ tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao, có khi giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp học sinh học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, công tác quản lí TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể; để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

động đến sự phát triển nhân cách. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một tính năng, tác dụng riêng, do vậy chúng phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài giảng, với đặc điểm tâm lí học sinh và với mục đích nghiên cứu của quá trình dạy học.

- Sử dụng TBDH đúng lúc: Sử dụng TBDH đúng lúc có nghĩa là phải thực hiện vào đúng lúc cần thiết của nội dung bài học, đúng với phương pháp tương ứng, lúc học sinh thấy cần thiết, mong muốn nhất được quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lí nhất. Một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện và tác động đúng lúc với nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.

- Sử dụng TBDH đúng chỗ: Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp học hợp lí nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

- Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ: Sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH trong một tiết học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, học sinh sẽ chán nản, kém tập trung và như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Giáo viên cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ nội dung SGK môn học. Căn cứ vào số TBDH được trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBDH đã có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Quản lí bảo quản thiết bị dạy học trong PHBM

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng trong mỗi nhà trường, nếu không thực hiện tốt công tác bảo quản thì thiết bị dễ bị hư hỏng, mất mát, làm lãng phí tiền của, công sức, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng. TBDH dạy học phải được sắp đặt khoa học để tiện sử dụng và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm, kệ…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chữa cháy.

Để thực hiện tốt công tác quản lí bảo quản, bảo dưỡng, chế tạo, sửa chữa thiết bị dạy học, nhà trường cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Thường xuyên xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, chế tạo và sửa chữa thiết bị dạy học;

- Tổ chức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng, chế tạo và sửa chữa TBDH. Thực hiện phân loại các TBDH, trong đó: thiết bị dùng chung, thiết bị dùng cho dạy học lí thuyết, thiết bị thực hành và thiết bị dạy học của từng bộ môn, đồng thời được sắp xếp ngăn nắp riêng hoặc theo từng nhóm để tiện cho việc theo dõi, sử dụng, bảo quản, cất giữ và phục vụ;

- Thường xuyên tổ chức chỉ đạo bảo quản, bảo dưỡng, chế tạo và sửa chữa thiết bị dạy học;

chữa TBDH. Các phòng chứa thiết bị thường xuyên phải được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ để tránh các loại con vật như chuột, kiến, gián... có thể xâm nhập phá hoại làm hỏng hóc thiết bị. Cuối mỗi năm học cán bộ phụ trách TBDH cùng với giáo viên bộ môn, các bộ phận liên quan tiến hành kiểm kê thiết bị dạy học nhằm đánh giá chất lượng, tính năng, công năng, hạn sử dụng của thiết bị dạy học để có đề xuất cho những năm học tiếp theo.

- TBDH phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng, thực hiện bảo quản theo chế độ phù hợp đối với từng loại dụng cụ, thiết bị, vật tư khoa học kĩ thuật. Quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường … đối với các thiết bị điện tử hiện đại, đắt tiền (như máy chiếu, máy vi tính, bảng thông minh…) đồng thời bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy trình chung về bảo quản. Các thiết bị thí nghiệm có độc hại, gây ô nhiễm phải được bố trí và xử lí theo tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Bố trí kinh phí để mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ, linh kiện, vật tư tiêu hao cho việc định kỳ bảo dưỡng, bảo quản. Bên cạnh việc đầu tư mua sắm mới các TBDH, các trường phải chú ý thực hiện tốt việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các phương tiện, thiết bị dạy học hiện có, vừa không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vừa tiết kiệm được kinh phí.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)