Mối quan hệ giữa quản lí PHBM với việc đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lí luận về quản lí phịng học bộ mơn đáp ứn gu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.3.3. Mối quan hệ giữa quản lí PHBM với việc đổi mới giáo dục phổ thông

hiện nay

QTDH hiện nay được tiến hành trong điều kiện CSVC và phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, có tác dụng gây hứng thú học tập cho HS, giúp họ lĩnh hội nhanh và dễ dàng hơn những tri thức và vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, phương tiện dạy học mới, hiện đại sẽ làm giảm cường độ lao động của giáo viên về mặt truyền đạt thông tin để tập trung thời gian suy nghĩ hướng dẫn, tổ chức

học sinh lĩnh hội và vận dụng tri thức, tìm tịi các biện pháp mới để dạy cho các em cách học tập có hiệu quả nhất. Việc tăng cường trang bị những phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện kĩ thuật khơng có nghĩa là hạ thấp trình độ nghiệp vụ của người GV, lại càng khơng có nghĩa thay thế người GV, trái lại càng địi hỏi trình độ nghề nghiệp của họ phải cao. Thực tiễn dạy học đã khẳng định, với việc trang bị những phương tiện dạy học hiện đại mà trình độ nghiệp vụ của GV thấp hiệu quả dạy học không những không tăng mà còn giảm nghiêm trọng.

Tác dụng PHBM đối với chất lượng của QTDH: hầu như các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay đều tổ chức dạy học theo PHBM. So với phòng học truyền thống (kiểu dạy truyền thống) kể cả so với phòng học thí nghiệm thì PHBM đem lại hiệu quả cao đối với chất lượng của QTDH.

Đổi mới giáo dục phổ thông là quy luật phát triển tất yếu của dạy học, bắt nguồn từ việc đổi mới quan niệm về dạy học: dạy học không chỉ tập trung vào nội dung (tức là chỉ lo dạy “cái gì”) mà cịn tập trung hình thành phương pháp học tập, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề thuộc phạm vi bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới; giáo viên đóng vai trị tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự lực, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng mới, kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống, bổ sung các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm…

Nhân tố PHBM là điều kiện quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở PHBM. Ở đây các em không chỉ được rèn luyện kĩ năng thực hành mà còn được quan sát, nhận xét, tranh luận những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Chính nhờ đó, khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: thụ động, ỉ lại, tiếp thu một chiều… Hoạt động của PHBM không chỉ tác động tích cực đến học sinh về khả năng tư duy, sáng tạo mà ngay cả giáo viên trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cũng được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, khơng ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên cịn có hể dùng cơng nghệ thơng tin để mơ phỏng lại… qua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 29 - 30)