Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy họ cở phòng học bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy họ cở phòng học bộ môn

Việc quản lí CSVC thiết bị dạy học ở PHBM là hết sức quan trọng, bởi hiệu quả sử dụng PHBM, thiết bị dạy học đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khâu quản lí. Mỗi nhà trường đều có 1 hoặc 2 biên chế nhân viên thiết bị dạy học. Tuy nhiên cho thấy với số lượng công việc quản lí và trình độ của nhân viên thiết bị trên thực tế còn nhiều yếu kém về trình độ bởi vậy nhà trường nên cử thêm 1 giáo viên chuyên trách môn cùng với nhân viên phụ trách PHBM đó làm công tác quản lí thiết bị thì mới đạt

hiệu quả.

Thiết bị dạy học trong PHBM được chia ra làm 3 phần cơ bản:

- Thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. - Thiết bị dạy học hiện đại được trang bị theo yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu của trường.

- Thiết bị dạy học tự làm do giáo viên và học sinh tự sưu tầm và thiết kế trong quá trình dạy và học.

Với các quy định về PHBM, quy trình quản lí thì yêu cầu đối với hiệu trưởng trong công tác quản lí có thể phân tích các nội dung quản lí như sau:

Quản lí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học

Xây dựng kế hoạch hóa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học trong mỗi cơ sở đào tạo là công việc quan trọng hàng đầu, vừa là mục tiêu vừa mang tính chất định hướng, tạo sự chủ động đối với các nguồn lực để đạt được kế hoạch đề ra.

Công tác kế hoạch hóa đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tại cơ sở giáo dục là hoạt động của người quản lí trong việc quy hoạch các nội dung: lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá kế hoạch trong lĩnh vực mua sắm, trang bị, đồng thời đề ra các biện pháp tương ứng phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

Đánh giá công tác đầu tư mua sắm thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước trong thời gian qua, công văn số 7842/BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “… Chú trọng mua sắm thiết bị mới mà không chú ý đến việc khai thác sử dụng hết công suất, khả năng của các thiết bị hiện có; mua sắm thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin nhưng không đồng bộ và thiếu các phần mềm ứng dụng phù hợp; mua sắm thiết bị hiện đại, nhiều chức năng, đắt tiền nhưng không khai thác sử dụng hết các chức năng của thiết bị; mua sắm mới các thiết bị trong khi chưa có người đủ kiến thức, khả năng để vận hành và khai thác sử dụng... Các hạn chế nêu trên dẫn đến việc khai thác sử dụng thiết bị kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư, gây bức xúc trong ngành và trong nhân dân”.

Để thực hiện công tác quản lí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, nhà trường cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường;

- Tổ chức quản lí đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học phải tuân thủ quy trình, thủ tục; lập và phê duyệt đề án mua sắm; tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước;

- Tăng cường chỉ đạo công tác đầu tư, mua sắm TBDH. Việc mua sắm mới phải dựa trên cơ sở khai thác sử dụng hết công suất của những thiết bị đã được trang bị, phù hợp với điều kiện kinh phí và chuẩn bị đủ người vận hành, khai thác sử dụng thiết bị. Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học phải theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo khai thác được nguồn dự liệu phong phú, góp phần đổi mới phương

pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn;

- Kiểm tra, đánh giá công tác mua sắm, trang bị TBDH đi đôi với việc rà soát thực trạng TBDH hiện có để làm cơ sở lập kế hoạch mua sắm bổ sung những TBDH cần thiết và đồng bộ;

- Xây dựng các nội dung dạy và học phong phú, sinh động như sách giáo khoa, giáo trình điện tử, phần mềm kiểm tra đánh giá, trắc nghiệm và các phần mềm hấp dẫn khác. Ưu tiên mua sắm, trang bị các thiết bị trực quan giúp cho bài giảng dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ để giúp giáo viên và học sinh, sinh viên có hứng thú trong dạy và học;

- Thường xuyên triển khai đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học đảm bảo tính lâu bền trong sử dụng;

- Đảm bảo các điều kiện cơ bản khi mua sắm thiết bị dạy học phải có cơ sở vật chất, kho bãi, phòng ốc để lắp đặt thiết bị; có người quản lí và sử dụng thành thạo; thiết bị phải phù hợp và đồng bộ với với nội dung chương trình, khả năng sử dụng của giáo viên, kỹ thuật viên, học sinh, sinh viên và phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng; phải có nguồn học liệu và các chương trình để giảng dạy trên thiết bị; phù hợp điều kiện kinh phí hiện có và khả năng nhân rộng mô hình.

Xây dựng quy chế hoạt động của PHBM

Theo thống kê yêu cầu của các bộ môn, của tổ trưởng chuyên môn hiệu trưởng từ các căn cứ đó có thể lập kế hoạch cho hoạt động của PHBM theo ngày, tuần, tháng, học kì, năm học về sử dụng PHBM, về các thiết bị dạy học trong PHBM để trên cơ sở đó nhân viên phụ trách thiết bị cùng giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học cho tiết dạy có sử dụng PHBM.

Trên cơ sở đăng kí sử dụng PHBM của từng giáo viên với từng PHBM kết hợp với thời khóa biểu của nhà trường để từ đó Hiệu trưởng có nhiệm vụ lập thời khóa biểu về PHBM cho giáo viên và học sinh biết để có lộ trình di chuyển đến nơi học.

Trước tiên là quy định cho người sử dụng PHBM gồm GV, NVTB, HS. Cụ thểm, là các nội quy khi vào phòng học bộ môn, trong nội quy đưa ra những quy định của những người sử dụng PHBM. Mỗi phòng học bộ môn có một quy định riêng ví dụ như PHBM hóa học có yêu cầu của sử dụng Hóa chất, yêu cầu vệ sinh học đường, yêu cầu về an toàn khi sử dụng hóa chất… Quy chế cho mỗi đối tượng 1 khác nhau với giáo viên có quy chế an toàn sử dụng, quy chế khi mượn trả thiết bi; với nhân viên thiết bị chịu trách nhiệm về sổ sách, về việc mượn trả thiết bị và về vệ sinh thiết bị; với học sinh phải chịu tuân thủ quy định giữ trật tự, bảo quản thiết bị trong giờ học và những giữ vệ sinh, dọn dẹp khi học xong…

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)