Quản lí việc bố trí viên chức phụ trách phòng học bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quản lí việc bố trí viên chức phụ trách phòng học bộ môn

Sử dụng đội ngũ theo vị trí việc làm

Trong tổ chức PHBM thì bước đầu tiên của Hiệu trưởng là xây dựng đội ngũ quản lí, mạng lưới nhân sự cho PHBM gồm có chịu trách nhiệm chung là Hiệu trưởng, chịu sự quản lí dưới Hiệu trưởng là Hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng bộ môn và nhân viên thiết bị phụ trách PHBM.

Để hoạt động được hiệu quả Hiệu trưởng phải xây dựng được trách nhiệm của từng cá nhân trong mạng lưới của mình cụ thể:

Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm chung với các tổ trưởng bộ môn trong khâu quản lí thời khóa biểu sao cho hợp lí, cùng các tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dạy và học ở PHBM, cùng nhân viên thiết bị lên kế hoạch đầu tư trang bị thiết bị dạy học cho PHBM, quản lí việc trang bị, quản lí, sử dụng TBDH trong PHBM cho đạt hiệu quả cao.

Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, viên chức quản lí PHBM

Công tác quản lí và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên thiết bị sử dụng TBDH là quản lí về số lượng, trình độ, tay nghề, kĩ năng, kĩ xảo, kế hoạch sử dụng TBDH trong chương trình giảng dạy ở trường THPT.

Để học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản và sử dụng TBDH, đồng thời sử dụng TBDH có kết quả cao, giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, đồng thời cần được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, khai thác sử dụng TBDH.

Thực tiễn chỉ ra rằng, sự bất cập về kiến thức, kinh nghiệm trong quản lí sử dụng bảo quản thiết bị, sự thiếu hụt về đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH. là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy, học tập ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lí, sử dụng đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

Thiết bị dạy học có vai trò và tác dụng to lớn trong nâng cao chất lượng dạy và học; là điều kiện để thực hiện nguyên lí “Trực quan sinh động” góp phần thực hiện “Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn”. Vì vậy CBQL các nhà trường cần phải có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để phát huy vai trò, tác dụng của TBDH trong giảng dạy, học tập và rèn luyện. Hiệu trưởng cần nắm vững cơ sở khoa học, pháp lí để chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí thiết bị dạy học trong PHBM.

Cùng với sách giáo khoa, thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm không thể thiếu để giáo viên và học sinh phối hợp tổ chức các hoạt động dạy học và tiến hành một cách hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy học ở các môn học, cấp học. Bên cạnh việc đầu tư cho thiết bị dạy học hiện đại, một trong những yêu cầu của quản lí thiết bị dạy học là đội ngũ cán bộ, giáo viên phải biết sử dụng thành thạo và hiệu quả thiết bị dạy học.

Để thực hiện tốt công tác quản lí quy hoạch, đào tạo, bố trí và phát triển đội ngũ quản lí sử dụng thiết bị dạy học hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện những nội dung cơ bản sau:

+ Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lí sử dụng TBDH. Cán bộ phụ trách công tác quản lí sử dụng TBDH có tâm huyết với nghề, có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lí, sử dụng TBDH;

+ Thường xuyên tổ chức cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lí sử dụng TBDH; cử cán bộ, giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở các trường đại học, cao đẳng để nâng cao trình độ chuyên môn;

+ Cán bộ, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện đại và có nhiệm vụ bồi dưỡng lại cho cán bộ giáo viên nhà trường về việc sử dụng thiết bị dạy học;

+ Thường xuyên chỉ đạo, phân công cán bộ phụ trách, quản lí thiết bị dạy học có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở cho việc bảo quản, bảo dưỡng, chế tạo và sửa chữa thiết bị dạy học;

+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí và phát triển đội ngũ quản lí sử dụng thiết bị dạy học. Nhà trường cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích người làm công tác quản lí sử dụng thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

thiếu hụt đội ngũ giáo viên chuyên trách về TBDH… là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy, học tập ở các trường THPT. Bởi vậy cần có các giải pháp hữu hiệu trong quản lí, sử dụng đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng TBDH.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 36 - 38)