8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lí PHBM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới quản lí hoạt động PHBM theo hướng ứng dụng
CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học và quản lí nhà trường là một hướng đi mang tính chiến lược, góp phần to lớn vào cải cách giáo dục. Hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong q trình quản lí, điều hành các hoạt động của mỗi nhà trường. Sự phát triển và
ứng dụng của CNTT đã làm thay đổi cơ bản phương pháp quản lí nói chung và quản lí TBDH nói riêng trong các cơ sở đào tạo.
Công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cải cách hành chính, làm thay đổi cơ bản quy trình quản lí, giảm thời gian, tăng hiệu suất xử lí cơng việc và thực hiện vai trò giám sát đạt hiệu quả cao.
Ứng dụng công nghệ thông tin là một động lực thúc đẩy hiện đại hóa cơng tác quản lí, tạo điều kiện thuận lợi cho người quản lí triển khai và thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lí. Do vậy, người quản lí cần có ý thức chủ động, sáng tạo trong việc tích hợp cơng nghệ thơng tin vào từng nội dung quản lí. Người làm cơng tác quản lí TBDH xác định công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ứng dụng CNTT cho CBQL và GV.
Nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học cho cán bộ quản lí TBDH và giáo viên.
Triển khai và thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và quản lí TBDH.
Tổ chức tốt cơng tác quản lí TBDH, làm giàu thêm vốn hiểu biết và kỹ năng quản lí, sử dụng TBDH.
Quản lí thời khóa biểu của GV các tiết có sử dụng PHBM: Có thể sử dụng các phần mềm quản lí, phần mềm xếp thời khóa biểu cho các trường THPT
Quản lí việc sử dụng PHBM trong đó quản lí việc sử dụng TBDH, quản lí việc học của HS trong PHBM: bằng các hệ thống phần mềm quản lí, bằng trang Web Quản lí CSVC, TBDH trong PHBM bằng việc ứng dụng CNTT: quản lí nhờ các phân mềm quản lí, tất cả đều được hệ thống hóa bằng cách số hóa các TBDH trong PHBM để quản lí việc trang bị, việc sử dụng, việc báo tình trạng hư hỏng...
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
Ban hành hệ thống các văn bản, quy định và trong đó đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí khai thác và sử dụng thiết bị dạy học.
Tăng cường tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên cổng thông tin điện tử Nhà trường về hiệu quả của ứng dụng CNTT nhằm nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về vai trị, tầm quan trọng và các lợi ích khi ứng dụng CNTT trong cơng tác dạy học và trong quản lí khai thác, sử dụng TBDH nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo.
Trang bị phần mềm về quản lí tài sản nói chung và quản lí thiết bị dạy học nói riêng. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho CB, GV và học sinh về việc sử dụng các phần mềm được trang bị đạt hiệu quả. Đảm bảo CB, GV
và HS của Nhà trường sử dụng thành thạo CNTT và sử dụng các phần mềm trong quản lí khai thác, sử dụng thiết bị bị dạy học.
Ban giám hiệu nhà trường là những người tiên phong, gương mẫu trong việc tự trau dồi vốn kiến thức tin học và kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác quản lí nhà trường nói chung và quản lí thiết bị dạy học nói riêng. Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng cơng nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành và tổ chức động viên, khuyến khích đội ngũ tích cực tự học để trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất về ứng dụng công nghệ thơng tin. Bên cạnh đó Nhà trường xác định rõ giảng viên là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành cơng q trình ứng dụng CNTT vào quản lí khai thác và sử dụng TBDH.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí thiết bị dạy học. Bên cạnh đó nhà trường đẩy mạnh khuyến khích CB, GV và HS ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, trong cơng tác quản lí.
Tăng cường cơng tác đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hàng năm để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác quản lí nói chung và quản lí TBDH nói riêng. Chú trọng bố trí tuyển dụng đủ cán bộ chuyên trách cơng nghệ thơng tin làm cơng tác quản lí khai thác, sử dụng TBDH. Đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu ứng dụng cơng nghệ thơng tin an tồn, an ninh thông tin, mang lại hiệu quả, chất lượng cao.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học và quản lí sử dụng thiết bị dạy học. Đồng thời tạo môi trường thúc đẩy ứng dụng công nghệ thơng tin từ quản lí, điều hành, trang bị đến phục vụ thiết bị dạy học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí thiết bị dạy học địi hỏi sự cần mẫn, thận trọng và lòng nhiệt huyết, u nghề, là một cơng việc đầy khó khăn, lâu dài. Cơng việc này đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ quản lí; sự chung tay của tồn xã hội để góp phần nâng cao ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào quản lí nói chung và quản lí thiết bị dạy học nói riêng một cách bài bản hơn.
3.2.5. Biện pháp 5: Tập huấn nâng cao kĩ năng sử dụng phịng học bộ mơn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ cho NVTB và GV là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho đội ngũ GV, NV đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới.
nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt có phẩm chất, nhân cách đạo đức tốt, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH.
Nhân viên thiết bị phụ trách PHBM là người trực tiếp quản lí và triển khai sử dụng PHBM, các thiết bị dạy học trong PHBM, chịu sự kiểm tra giám sát cũng như chịu trách nhiệm quản lí, sử dụng PHBM trước nhà trường. Vì vậy, NVTB phải có đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết về PHBM để hỗ trợ cho GV và HS trong QTDH.
Bảo quản tốt thiết bị, đồ dùng dạy học ở PHBM để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu cho nhà trường để xây dựng và phát triển hệ thống PHBM.
Nhà trường là cơ sở tạo điều kiện để mỗi giáo viên, nhân viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Trong giáo dục, giáo viên là người đóng vai trị chủ đạo trong nhà trường mà chất lượng học sinh là mục tiêu quan trọng nhất, vì thế nhà trường phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về mặt đạo đức nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm khắc phục những thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung phương pháp dạy học, cập nhật những kiến thức mới, những tiến bộ khoa học kĩ thuật, trang bị cho giáo viên những khả năng và phẩm chất của con người năng động và sáng tạo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm cơng tác quản lí TBDH có tâm huyết với nghề nghiệp.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm cơng tác quản lí TBDH có năng lực, trình độ chun mơn vững vàng;
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm cơng tác quản lí TBDH có ý chí vươn lên, khả năng tiếp cận nhanh được các TBDH mới, hiện đại.
Phát huy tính sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân làm cơng tác quản lí TBDH, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng quản lí khai thác, sử dụng hiệu quả TBDH.
Nhân viên phụ trách PHBM thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí PHBM. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách PHBM và giáo viên kiêm nhiệm phụ trách PHBM qua công tác bồi dưỡng hàng năm hoặc định kỳ.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Đối với giáo viên
Đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình PPDH, việc sử dụng đồ dùng dạy học... từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Kế hoạch này phải được triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và mỗi thành viên trong tổ. Kế
hoạch triển khai trong năm học phù hợp với đặc thù bộ môn. Các nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, cập nhật kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, năng lực sư phạm; đổi mới PPDH; tự học tự bồi dưỡng...
Chỉ đạo các tổ chun mơn lựa chọn giáo viên có đủ khả năng và điều kiện để cử đi bồi dưỡng dài hạn. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm tham gia bồi dưỡng do Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT tạo tổ chức.
Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chun mơn vững, các giáo viên dạy giỏi kèm cặp các giáo viên mới ra trường hoặc cịn hạn chế về chun mơn và phương pháp dạy học thông qua việc trao đổi nội dung, phương pháp của bài dạy, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn soạn bài, xử lí các tình huống sư phạm xảy ra và các hoạt động giáo dục khác.
Triển khai việc viết SKKN, giải pháp và vận dụng các sáng kiến, giải pháp đã được xếp loại cao của ngành vào công tác giảng dạy.
Tăng cường việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm: xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay…
Đối với nhân viên thiết bị
Bồi dưỡng NVTB nắm vững nội dung chương trình của từng môn học để, sắp xếp, bố trí các TBDH, PHBM đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo phục vụ các tiết học trong một buổi, một ngày của nhiều GV, của các GV cùng một bộ môn. Nhân viên phụ trách PHBM phải nắm vững nội dung chương trình của từng mơn học để xây dựng kế hoạch và duyệt với Hiệu trưởng. Kết hợp với Tổ trưởng chuyên môn phổ biến các danh mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn, giao nhận TBDH tại PHBM cho GV. Kết thúc buổi dạy NVTB phải trực tiếp nhận bàn giao trở lại từ GV dạy ở PHBM (kể cả những thiết bị phục vụ cho tiết dạy và những thiết bị cố định sẵn như bàn, ghế, hệ thống điện, nước..).
Tập huấn cho NVTB và GV sử dụng PHBM về tính năng và cách sử dụng các TBDH trong PHBM. Lên lịch hoạt động hàng tuần của PHBM và công khai lịch hoạt động cho GV bộ môn biết (trên cơ sở kế hoạch sử dụng PHBM, TBDH của các tổ chun mơn và đăng kí của giáo viên).
Chuẩn bị hóa chất, dung dịch, dụng cụ thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của các tổ chuyên môn; phối hợp với GV trong việc lắp đặt và sử dụng thiết bị; hỗ trợ hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm. Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị của PHBM theo quy định của Bộ GD&ĐT.
*Hồ sơ của PHBM nên bao gồm:
- Hồ sơ chỉ đạo hoạt động PHBM
+ Các công văn chỉ đạo của Bộ GD &ĐT, Sở GD&ĐTvề PHBM. + Nội quy PHBM.
+ Quyết định phân công phụ trách PHBM. + Kế hoạch hoạt động của PHBM.
+ Phân phối chương trình.
+ Danh mục tối thiểu đồ dùng dạy học. + Thời khóa biểu.
-Hồ sơ theo dõi sử dụng PHBM:
+ Sổ theo dõi giáo viên đăng kí dạy ở PHBM. + Sổ theo dõi giáo viên đăng kí mượn ĐDDH.
+ Kế hoạch hoạt động. Biên bản kiểm tra của Hiệu trưởng. + Sổ theo dõi thiết bị tự làm đồ dùng dạy học của GV. + Báo cáo định kỳ, sửa chữa và bảo dưỡng.
- Hồ sơ quản lí tài sản PHBM + Sổ tài sản.
+ Quyết định và biên bản kiểm kê. + Quyết định và biên bản thanh lí
+ Hóa đơn, chứng từ bổ sung thiết bị mua sắm hàng năm.
NVTB cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học theo chương trình mơn học; dán nhãn các lọ hố chất và tranh ảnh có trong PHBM. Hàng tháng tổng kết số lượt mượn TBDH và số tiết thực hành của GV bộ môn. Kiểm tra và bảo dưỡng những thiết bị sử dụng, cập nhật những thiết bị hư hỏng vào sổ sách để cuối học kì đề nghị thanh lí, mua sắm và bổ sung kịp thời để phục vụ cho việc dạy và học. Thường xuyên trồng và chăm sóc cây xanh đưa vào PHBM để tạo môi trường trong PHBM mát mẻ và trong lành. Thường xuyên vệ sinh các thiết bị và PHBM. Đảm bảo PHBM ln sạch sẽ, thống mát.
Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBDH được trang bị, nhân viên phải bố trí, sắp xếp hợp lí, khoa học các thiết bị dạy học trong các PHBM. Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của PHBM ở trường THPT là:
Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy
Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người quản lí PHBM phải đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp : Thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngồi, to ở trong.
Những đồ có kích thước bé có thể để trong khay như lực kế ống hay lò so lá tròn… Nhà trường trang bị cho phòng TBGD tủ kính khung nhơm được chia ra nhiều ngăn để sắp xếp sẽ dễ dàng và thuận lợi.
Nếu thiết bị là các tranh vẽ, bảng biểu… cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc giá treo theo từng phân môn. Tranh ảnh hiện nay được trang bị khá nhiều nên ngay từ đầu cũng cần được phân theo chương trình , theo học kỳ để dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo.
Nguyên tắc ưu tiên
phía ngồi, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy.
Nguyên tắc sắp xếp theo từng chuyên môn
Tức là phân theo khu vực ví dụ: mơn Vật lí ( Vật lí 10, 11, 12…), mơn Hóa học (10, 11, 12)… tạo điều kiện dễ tìm dễ thấy, dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp.
Nguyên tắc an tồn
Đó là vị trí để hố chất độc hại, hố chất dễ gây cháy nổ, đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an tồn về điện và chống cháy.
Phịng đồ dùng phải được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hoả hạn bằng cách loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hoá chất gây ra.