Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy họ cở phịng học bộ mơn

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung quản lí phịng học bộ mơn ở trường THPT

1.4.1. Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy họ cở phịng học bộ mơn

Việc quản lí CSVC thiết bị dạy học ở PHBM là hết sức quan trọng, bởi hiệu quả sử dụng PHBM, thiết bị dạy học đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khâu quản lí. Mỗi nhà trường đều có 1 hoặc 2 biên chế nhân viên thiết bị dạy học. Tuy nhiên cho thấy với số lượng cơng việc quản lí và trình độ của nhân viên thiết bị trên thực tế cịn nhiều yếu kém về trình độ bởi vậy nhà trường nên cử thêm 1 giáo viên chuyên trách môn cùng với nhân viên phụ trách PHBM đó làm cơng tác quản lí thiết bị thì mới đạt

hiệu quả.

Thiết bị dạy học trong PHBM được chia ra làm 3 phần cơ bản:

- Thiết bị dạy học theo danh mục tối thiểu của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. - Thiết bị dạy học hiện đại được trang bị theo yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu của trường.

- Thiết bị dạy học tự làm do giáo viên và học sinh tự sưu tầm và thiết kế trong quá trình dạy và học.

Với các quy định về PHBM, quy trình quản lí thì u cầu đối với hiệu trưởng trong cơng tác quản lí có thể phân tích các nội dung quản lí như sau:

Quản lí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học

Xây dựng kế hoạch hóa việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học trong mỗi cơ sở đào tạo là công việc quan trọng hàng đầu, vừa là mục tiêu vừa mang tính chất định hướng, tạo sự chủ động đối với các nguồn lực để đạt được kế hoạch đề ra.

Cơng tác kế hoạch hóa đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tại cơ sở giáo dục là hoạt động của người quản lí trong việc quy hoạch các nội dung: lập, thực hiện, theo dõi và đánh giá kế hoạch trong lĩnh vực mua sắm, trang bị, đồng thời đề ra các biện pháp tương ứng phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

Đánh giá công tác đầu tư mua sắm thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước trong thời gian qua, công văn số 7842/BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “… Chú trọng mua sắm thiết bị mới mà không chú ý đến việc khai thác sử dụng hết công suất, khả năng của các thiết bị hiện có; mua sắm thiết bị ứng dụng cơng nghệ thông tin nhưng không đồng bộ và thiếu các phần mềm ứng dụng phù hợp; mua sắm thiết bị hiện đại, nhiều chức năng, đắt tiền nhưng không khai thác sử dụng hết các chức năng của thiết bị; mua sắm mới các thiết bị trong khi chưa có người đủ kiến thức, khả năng để vận hành và khai thác sử dụng... Các hạn chế nêu trên dẫn đến việc khai thác sử dụng thiết bị kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư, gây bức xúc trong ngành và trong nhân dân”.

Để thực hiện cơng tác quản lí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, nhà trường cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường;

- Tổ chức quản lí đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học phải tuân thủ quy trình, thủ tục; lập và phê duyệt đề án mua sắm; tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước;

- Tăng cường chỉ đạo công tác đầu tư, mua sắm TBDH. Việc mua sắm mới phải dựa trên cơ sở khai thác sử dụng hết công suất của những thiết bị đã được trang bị, phù hợp với điều kiện kinh phí và chuẩn bị đủ người vận hành, khai thác sử dụng thiết bị. Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học phải theo hướng hiện đại, đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo khai thác được nguồn dự liệu phong phú, góp phần đổi mới phương

pháp dạy học, nâng cao trình độ chun mơn;

- Kiểm tra, đánh giá công tác mua sắm, trang bị TBDH đi đôi với việc rà sốt thực trạng TBDH hiện có để làm cơ sở lập kế hoạch mua sắm bổ sung những TBDH cần thiết và đồng bộ;

- Xây dựng các nội dung dạy và học phong phú, sinh động như sách giáo khoa, giáo trình điện tử, phần mềm kiểm tra đánh giá, trắc nghiệm và các phần mềm hấp dẫn khác. Ưu tiên mua sắm, trang bị các thiết bị trực quan giúp cho bài giảng dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ để giúp giáo viên và học sinh, sinh viên có hứng thú trong dạy và học;

- Thường xuyên triển khai đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy học đảm bảo tính lâu bền trong sử dụng;

- Đảm bảo các điều kiện cơ bản khi mua sắm thiết bị dạy học phải có cơ sở vật chất, kho bãi, phịng ốc để lắp đặt thiết bị; có người quản lí và sử dụng thành thạo; thiết bị phải phù hợp và đồng bộ với với nội dung chương trình, khả năng sử dụng của giáo viên, kỹ thuật viên, học sinh, sinh viên và phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng; phải có nguồn học liệu và các chương trình để giảng dạy trên thiết bị; phù hợp điều kiện kinh phí hiện có và khả năng nhân rộng mơ hình.

Xây dựng quy chế hoạt động của PHBM

Theo thống kê yêu cầu của các bộ môn, của tổ trưởng chuyên môn hiệu trưởng từ các căn cứ đó có thể lập kế hoạch cho hoạt động của PHBM theo ngày, tuần, tháng, học kì, năm học về sử dụng PHBM, về các thiết bị dạy học trong PHBM để trên cơ sở đó nhân viên phụ trách thiết bị cùng giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học cho tiết dạy có sử dụng PHBM.

Trên cơ sở đăng kí sử dụng PHBM của từng giáo viên với từng PHBM kết hợp với thời khóa biểu của nhà trường để từ đó Hiệu trưởng có nhiệm vụ lập thời khóa biểu về PHBM cho giáo viên và học sinh biết để có lộ trình di chuyển đến nơi học.

Trước tiên là quy định cho người sử dụng PHBM gồm GV, NVTB, HS. Cụ thểm, là các nội quy khi vào phòng học bộ môn, trong nội quy đưa ra những quy định của những người sử dụng PHBM. Mỗi phịng học bộ mơn có một quy định riêng ví dụ như PHBM hóa học có yêu cầu của sử dụng Hóa chất, yêu cầu vệ sinh học đường, yêu cầu về an tồn khi sử dụng hóa chất… Quy chế cho mỗi đối tượng 1 khác nhau với giáo viên có quy chế an tồn sử dụng, quy chế khi mượn trả thiết bi; với nhân viên thiết bị chịu trách nhiệm về sổ sách, về việc mượn trả thiết bị và về vệ sinh thiết bị; với học sinh phải chịu tuân thủ quy định giữ trật tự, bảo quản thiết bị trong giờ học và những giữ vệ sinh, dọn dẹp khi học xong…

1.4.2. Quản lí khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị phịng học bộ mơn

Trên cơ sở kế hoạch về việc sử dụng PHBM, Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động dạy và học ở PHBM, đây chính là khâu triển khai các kế hoạch hoạt động một cách chi tiết và được thực hiện bởi giáo viên, học sinh dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hiệu trưởng. Đây có thể nói là nhiệm vụ quản lí nặng nề nhất của Hiệu trưởng

trong nhà trường bởi nó quyết định sự đổi mới PPDH để từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng chính là mục tiêu chính của nhà trường phổ thơng.

Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị của PHBM

Từ cơ sở pháp lí của Điều lệ trường phổ thơng trong đó phân tích rõ chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT và trên cơ sở Thông tư 14 về PHBM, trong đó chỉ rõ những nội dung quản lí của Hiệu trưởng để tác động đến PHBM như sau:

“Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động phịng học bộ mơn hoặc phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác này”.

Căn cứ Hướng dẫn nhiệm vụ năm học và thực tế nhà trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí PHBM. Các bộ phận chuyên môn và cá nhân dựa vào kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch theo kỳ, theo tháng và theo tuần.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Dựa trên kế hoạch về việc sử dụng PHBM, Hiệu trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động dạy và học ở PHBM, đây chính là khâu triển khai kế hoạch hoạt động một cách chi tiết và được thực hiện bởi GV và HS dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hiệu trưởng. Có thể nói đây là nhiệm vụ quản lí nặng nề nhất của Hiệu trưởng trong nhà trường bởi nó đẩy mạnh sự đổi mới PPDH để từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường cũng chính là mục tiêu chính của nhà trường phổ thơng. Trong quản lí hoạt động dạy và học nói chung bao gồm:

- Khâu phân công chuyên môn: trong PHBM phân công chuyên môn như tổ trưởng chun mơn, tổ phó, giáo viên phụ trách PHBM, các phân cơng này phải dựa trên năng lực, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của giáo viên trong tổ.

- Khâu phân công TKB cho các tiết dạy và học ở PHBM cũng rất quan trọng. Nếu sắp xếp hợp lí thì nâng cao tần suất sử dụng tại các PHBM, hiệu quả giờ dạy của GV và hiệu quả học của HS.

- Khâu tổ chức hoạt động dạy của GV: Muốn thực hiện tốt q trình quản lí hoạt động dạy và học ở PHBM thì người Hiệu trưởng trước hết phải có những tác động đến GV và HS về vấn đề nhận thức việc đổi mới PPDH. Muốn làm được như vậy trước tiên người Hiệu trưởng phải thơng qua hệ thống quản lí của mình là Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng bộ mơn để từ đó có những u cầu cụ thể đến từng GV và HS khi dạy và học ở PHBM.

Tổ trưởng bộ môn trên cơ sở của phân phối chương trình trong PHBM cùng các giáo viên đưa ra được các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất ở PHBM. Trước tiên chúng ta phải hiểu hoạt động dạy học ở PHBM chủ yếu là hình thức dạy học trên lớp. Đó là một hình thức dạy học quen thuộc với tất cả GV trường THPT. Thời gian học tập được quy định chặt chẽ theo tiết học (mỗi tiết 45’), địa điểm và đối tượng học tập cố định, thành phần học tập không đổi. GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính tập thể ổn định, đồng thời chú ý đến đặc điểm của HS để sử dụng

các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững kiến thức một cách trực tiếp. Hầu hết GV trường THPT rất quen thuộc với việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. GV có thể vừa dạy lí thuyết vừa hướng dẫn sử dụng TBDH.

Có thể khẳng định: Trong quản lí hoạt động dạy và học ở PHBM người Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lí của mình đảm bảo GV và HS được tiếp cận với TBDH, hoạt động tích cực, tiếp nhận tri thức một cách năng động từ đó hình thành kĩ năng cần thiết theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho từng nội dung học đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Chỉ đạo sự phối hợp giữa giáo viên- học sinh- nhân viên thiết bị

Trong quản lí PHBM thì mối liên hệ giữa GV- HS- NV thiết bị là mối quan hệ rất quan trọng, mọi hành động giữa 3 đối tượng quản lí này đều ảnh hưởng đến nhau bởi vậy người quản lí phải có sự phân cơng hợp lí đồng thời tận dụng được khả năng tương trợ lẫn nhau thì hiệu qua quản lí mới đạt kết quả cao.

Trong việc quản lí và sử dụng PHBM thì nhân viên thiết bị có trách nhiệm lên kế hoạch mua sắm thiết bị tuy nhiên kế hoạch mua sắm ấy lại phải dựa trên yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. Từ như cầu và yêu cầu của GV và HS nhân viên phụ trách thiết bị đối chiếu với nguồn lực của trường để lên kế hoạch mua sắm. Trong công việc mua sắm và học hỏi về thiết bị thì nhân viên thiết bị phải có sự trợ giúp của GV bộ mơn thì mới hồn thành tốt được cơng việc của mình.

Quản lí sử dụng thiết bị dạy học ở PHBM

Quản lí sử dụng TBDH là quản lí mục đích, hình thức, cách thức tổ chức và sử dụng TBDH của cán bộ giáo viên ở các trường THPT. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng chúng. TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu như sử dụng chúng một cách hợp lí, phù hợp với khơng gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lịng say mê khoa học của người học, thúc đẩy nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Lúc này, TBDH sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Ngược lại, nếu sử dụng thiết bị một cách tuỳ tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn đến hiệu quả học tập không cao, có khi giáo viên mất nhiều thời gian trên lớp học sinh học tập căng thẳng, mệt mỏi, gây ra những phản ứng ngược làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình dạy học. Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH phải đúng nguyên tắc, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các tính năng, chỉ số kĩ thuật của TBDH. Muốn vậy, cơng tác quản lí TBDH phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng bộ môn, từng giáo viên và người sử dụng để tạo ra tính chủ động tích cực của mỗi chủ thể; để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học cần đảm bảo thực hiện những yêu cầu cơ bản sau đây:

động đến sự phát triển nhân cách. Mặt khác, mỗi TBDH đều có một tính năng, tác dụng riêng, do vậy chúng phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài giảng, với đặc điểm tâm lí học sinh và với mục đích nghiên cứu của q trình dạy học.

- Sử dụng TBDH đúng lúc: Sử dụng TBDH đúng lúc có nghĩa là phải thực hiện vào đúng lúc cần thiết của nội dung bài học, đúng với phương pháp tương ứng, lúc học sinh thấy cần thiết, mong muốn nhất được quan sát, phù hợp với trạng thái tâm lí nhất. Một TBDH được sử dụng có hiệu quả cao, nếu nó xuất hiện và tác động đúng lúc với nội dung và phương pháp dạy học cần đến, tránh hiện tượng TBDH được đưa ra hàng loạt làm phân tán sự chú ý của học sinh.

- Sử dụng TBDH đúng chỗ: Sử dụng TBDH đúng chỗ là tìm vị trí để trình bày TBDH trên lớp học hợp lí nhất, giúp học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp học đều có thể tiếp nhận thông tin từ các TBDH bằng nhiều giác quan khác nhau.

- Sử dụng TBDH đúng mức độ và cường độ: Sử dụng TBDH phù hợp với yêu cầu của mỗi tiết lên lớp và trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu sử dụng quá nhiều một loại hình TBDH trong một tiết học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, học sinh sẽ chán nản, kém tập trung và như vậy chất lượng dạy học cũng sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Giáo viên cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ nội dung SGK môn học. Căn cứ vào số TBDH được trang bị và tự làm mà định ra kế hoạch sử dụng cụ thể các loại hình TBDH đã có sao cho mỗi chủng loại đều được phát huy tốt tác dụng của nó và nâng cao hiệu quả sử dụng trong quá trình dạy học.

Quản lí bảo quản thiết bị dạy học trong PHBM

Bảo quản TBDH là một việc làm cần thiết, quan trọng trong mỗi nhà trường, nếu

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 30)