Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 60 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn

2.5.1.1. Điểm mạnh

Trong những năm gần đây các nhà trường được quan tâm đầu tư cho các PHBM để đáp ứng u cầu đổi mới giáo dục phổ thơng. Vì vậy hệ thống PHBM và trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ.

Các nhà trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của ngành và đã nhận thức PHBM có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khai thác các thiết bị dạy học nhằm đổi mới PHDH và nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nghiên cứu các trường THPT quận Liên Chiểu cho thấy các nhà trường đã có sự đầu tư, mua sắm tương đối đầy đủ TBDH theo yêu cầu tối thiểu của Bộ GD&ĐT. Chất lượng các TBDH về cơ bản được đảm bảo. phịng học bộ mơn của các trường đều được lắp đặt máy chiếu Projector, thiết bị dạy học thơng minh Upointer, máy tính kết nối mạng enternet.

Đội ngũ GV có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có lịng u nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, có ý thức trong việc sử dụng và quản lí TBDH trong q trình dạy ở PHBM.

Học sinh được làm quen với mơi trường khoa học và phát huy tính tích cực trong quá trình học tập.

2.5.1.2. Điểm yếu

Trình độ GV khơng đồng đều, GV chưa nhận thức đúng đắn, chưa thấy hết vai trị quan trọng của PHBM trong q trình đổi mới giáo dục dẫn đến chưa tự giác thực hiện, hoặc sử dụng PHBM mang tính đối phó trước sự kiểm tra của BGH. Một số GV có tâm lí ngại chuẩn bị thí nghiệm, chuẩn bị TBDH ở PHBM (vì tốn thời gian hơn các tiết dạy thông thường và chưa thông thạo khi sử dụng các thiết bị cảm ứng). Mặt khác việc quản lí HS để bảo đảm an tồn khi làm thí nghiệm cũng như việc khó bảo quản thiết bị phức tạp hay rất nhỏ trong PHBM trước sự hiếu động của HS cũng là một cản trở khiến GV e ngại khi sử dụng PHBM.

Thiết bị dạy học trong các nhà trường trải rộng ở nhiều bộ mơn, thời gian tập huấn ít nên việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhân viên thiết bị cịn có những mặt hạn chế.

Hoạt động của tổ nhóm chun mơn và các sinh hoạt chun đề, ngoại khóa chưa thường xuyên và hiệu quả. Chỉ sinh hoạt ở PHBM theo thời vụ và theo các đợt thi đua. Có thể nói hoạt động dạy và học ở PHBM của một số trường cịn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2.5.1.3. Thuận lợi

Các nhà trường đã được UBND thành phố và Sở GDĐT quan tâm đầu tư về CSVC, trang thiết bị cho các PHBM. Chỉ tính riêng thời gian từ 2018 đến 2020, kinh phí đầu tư cho các PHBM của 3 trường THPT lên tới 5.654.574.000 đồng.

Các nhà trường thấy rõ tác dụng của PHBM đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

2.5.1.4. Khó khăn

Trong thực tế nhiều nhà quản lí chưa coi trọng việc khai thác, sử dụng hiệu quả PHBM ở các nhà trường. Hiện nay Sở GD&ĐT đang chấn chỉnh các trường khi chú trọng đến việc khai thác sử dụng các thiết bị hiện có.

PHBM cần một đội ngũ NVTB, GV khơng chỉ giỏi về lí thuyết mà cịn thạo về thực hành. Thực tế có ít số trường THPT đạt được u cầu này. Bản thân NVTB mới chỉ có chứng chỉ, chưa được đào tạo cơ bản; các giáo viên của các bộ môn thực hành ở một số trường còn là kiêm nhiệm do thiếu cơ cấu GV.

Số lượng PHBM mới dừng ở mức tối thiểu mà một mơn học có thể diễn ra ở nhiều khối lớp nên dẫn đến việc khó khăn trong cơng tác xếp thời khóa biểu ở PHBM.

2.5.2. Nguyên nhân

2.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Hiệu trưởng đã nhận thức được về tầm quan trọng của các biện pháp quản lí PHBM từ đó xác định được vai trị cá nhân của mình trong cơng tác quản lí. Phần lớn các Hiệu trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lí nên đã hiểu được vị trí, vai trị của PHBM trong yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Các biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhiều lúc cịn mang nặng tính hình thức, hành chính, thiếu sự sáng tạo, khả thi và chưa phù hợp với thực tế. Một số Hiệu trưởng chưa quan tâm đến chất lượng dạy và học ở PHBM để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc sử dụng, khai thác công năng của PHBM chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.

Kế hoạch chưa có các giải pháp đồng bộ, tích cực để GV tự giác thực hiện tốt các hoạt động dạy và học ở PHBM một cách hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lí cịn hạn chế.

2.5.2.2. Nguyên nhân khách quan

Đảng và Chính quyền các cấp đã có nhận thức đúng đắn về sự nghiệp giáo dục, dành sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho GV và HS cũng như các nhà trường. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Lãnh đạo một số nhà trường chưa dành nhiều sự quan tâm đến các hoạt động của PHBM nên chưa hiệu quả.

Sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tận tụy với nghề, học hỏi nâng cao trình độ kiến thức, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành tốt các yêu cầu, biện pháp quản lí của Hiệu trưởng.

Một số GV nhận thức cịn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo, ý thức tự giác trong công việc. Trong hoạt động dạy và học GV cịn nghèo nàn trong hình thức tổ chức dạy học, một phần CSVC không đáp ứng được các hình thức tổ chức hoạt động tích cực, một phần do năng lực GV còn hạn chế chưa biết cách tổ chức khai thác triệt để công dụng của đồ dùng dạy học. Công tác bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng hàng năm về PHBM cho GV rất ít. Thực sự chưa chú trọng bồi dưỡng các nội dung về PPDH có sử dung thiết bị. Đặc biệt là TBDH hiện đại. Căn bệnh thành tích, suy nghĩ và cách làm cũ còn ăn sâu vào tư duy của khơng ít cán bộ GV trong ngành, là yếu tố cản trở vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả của cơng tác quản lí của Hiệu trưởng.

Trên thực tế NVTB chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều giáo viên Ngoại ngữ, Lịch sử đi học chứng chỉ về phụ trách thiết bị. Mặt khác công tác bồi dưỡng năng lực cho NVTB hàng năm cịn hình thức, chưa thực sự nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên.

Một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập nghiêm túc, chưa xác định được động cơ học tập. Nhiều phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến giáo dục, chưa có nhận thức đúng đắn trong nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi học hành của con em mình.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí PHBM của các Hiệu trưởng ở các trường THPT quận Liên Chiểu cho thấy:

- Số lượng PHBM cịn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của GV và HS. Chất lượng PHBM chưa đáp ứng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thực trạng sử dụng PHBM hiện nay đã được sử dụng, nhưng chưa hiệu quả.

Các trường đã quan tâm đến việc xây dựng và quản lí PHBM, tuy nhiên, một số trường còn yếu trong khâu xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống PHBM.

- Về thực trạng các hoạt động PHBM đang được triển khai ở các trường THPT quận Liên Chiểu hiện nay cho thấy, chủ yếu Hoạt động thao giảng là hoạt động được triển khai nhiều nhất, còn Hoạt động phổ biến nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến kinh nghiệm hay chuyển giao công nghệ giáo dục đang được thực hiện rất kém.

- Về cơ bản có thể thấy rằng, các nhà trường đã đầu tư quản lí hoạt động PHBM, còn việc tổ chức hoạt động PHBM và chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc sử dụng PHBM thực hiện chuyên đề, ngoại khóa đang được các trường thực hiện tốt hơn cả, tuy nhiên chỉ ở mức khá.

- Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập đó là do cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ và kinh nghiệm quản lí của một số nhà trường chưa nhiều, việc thu hút các nguồn lực xã hội vào xây dựng và hỗ trợ hoạt động PHBM chưa cao.

Chính điều đó đã thúc đẩy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng việc quản lí PHBM ở các trường THPT trên địa bàn và đề xuất những biện pháp quản lí PHBM đạt hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiên nay, khắc phục những tồn tại nêu ở chương 2. Những biện pháp đó chúng tơi sẽ trình bày ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHỊNG HỌC BỘ MƠN ĐÁP ỨNG U CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)