Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lí PHBM để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường THPT trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vị trí, vai trị của PHBM.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của PHBM phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng PHBM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Biện pháp 4: Đổi mới quản lí hoạt động PHBM theo hướng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 5: Tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng PHBM cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Biện pháp 6: Tổ chức sử dụng hiệu quả PHBM phục vụ dạy học.

Trong 6 biện pháp đã được nêu ở trên các biện pháp là một mối thống nhất và quan hệ mật thiết với nhau. Biện pháp 1 và 2 là tiền đề cho việc thực hiện 4 biện pháp còn lại. Biện pháp 4, 5 và 6 hỗ trợ lẫn nhau là nhân tố để thực hiện các biện pháp 1 và 2 giúp Hiệu trưởng có những điều chỉnh trong q trình quản lí, các biện pháp tương tác, bổ trợ cho nhau góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động PHBM.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lí. Khi quản lí PHBM trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Quản lí phòng học bộ môn tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận liên chiểu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 86 - 87)