Nội dung hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường PTDTBT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 28 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông dân tộc bán trú

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường PTDTBT

PTDTBT tiểu học

Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu nhưng yêu cầu cần đạt được về phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông như sau:

Hình thành và phát triển cho mỗi học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được lồng ghép vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục nhằm góp phần hình thành và phát triển; Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chun mơn được hình thành và phát triển chủ yếu thơng qua những môn học và hoạt động nhất định như: năng lực ngơn ngữ, tính tốn, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cơng nghệ tin học, thẩm mỹ, thể chất. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực cốt lõi, chương trình GDPT cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặt biệt (năng khiếu của học sinh). [4]

Để đạt được mục tiêu giáo dục, hoạt động giáo dục VHTT đóng vai trò rất quan trọng, địi hỏi phải đi đơi với tri thức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất và trực tiếp liên quan đến hoạt động giáo dục, bồi dưỡng VHTT cho học sinh ở trường PTDTBT tiểu học như sau:

Trong môi trường bán trú, tập trung các dân tộc khác nhau cùng sinh hoạt và học tập, rèn luyện, sự khác biệt về văn hóa đơi khi sẽ tạo ra xung đột giữa các nhóm học sinh thuộc các dân tộc khác nhau. Vì vậy, tơn trọng khơng chỉ là bổn phận đạo đức mà còn là một nhu cầu thiết thực, là nền tảng thiết yếu để xây dựng mối quan hệ đoàn kết, bền vững trong tập thể học sinh.

Tôn trọng đối xử với một người nghĩa là cho họ biết rằng họ được an toàn và vui vẻ, đồng thời cũng thể hiện rằng người đó rất quan trọng đối với mình.

Giáo dục học sinh người dân tộc thiểu số trong trường PTDTBT cần chú ý biểu hiện sự tôn trọng thông qua thái độ và hành động cụ thể như sau:

Đề cao giá trị cá nhân và phẩm giá của người khác. Cư xử với người khác lịch sự và lễ độ.

Đề cao những chuẩn mực, phép tắc xã hội đúng đắn, tín ngưỡng, phong tục truyền thống quan trọng đối với người khác.

Đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử.

Chấp nhận và bao dung cho sự khác nhau của các cá nhân và phán xét người khác dựa trên đặc điểm tính cách và khả năng của họ hơn là theo tôn giáo, dân tộc, chủng tộc hay ý thức hệ.

Không sử dụng vũ lực, đe dọa và kiềm chế trước những lời đe dọa sai quấy.

b. Giáo dục tinh thần trách nhiệm của cá nhân với bản thân, với người khác và với tập thể, cộng đồng

Trong xã hội, mỗi cơng dân phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Vì thế mỗi cá nhân cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống phải đúng với các qui định của gia đình và các chuẩn mực đạo đức của xã hội đề ra.

Mỗi học sinh là những tinh hoa tương lai của đất nước, phải có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong q trình học tập; Có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân; Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trải nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân.

Trách nhiệm chính yếu của mỗi học sinh chính là học tập. Trong học tập, học sinh cần phải chú tâm và biết tìm tịi, khám phá. Kiến thức khơng chỉ gói gọn trong những trang sách mà còn trải dài ra thế giới bao la, nhiệm vụ của mỗi học sinh là sử dụng sách vở để dẫn dắt người học vào thế giới kiến thức. Tìm kiếm và thu thập những tài liệu quý báu cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm thực tế để giúp đỡ bản thân trong quá trình học tập. Mặc khác, cách học và đạo đức trong việc học cũng có vai trị vơ cùng quan trọng. Khơng phải học nhồi nhét kiến thức là tốt, mà người học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý

nghĩa hơn. Tránh học theo kiểu kiểu học vẹt, học máy móc, học qua loa cho xong. Bởi vì, phương pháp học này sẽ giết chết tri thức người học. Bên cạnh đó, người học phải biết tự điều chỉnh hành vi trong việc học, giữ cho tâm tính ngay thẳng thật thà là một điều tốt.

Trong môi trường tập thể, học sinh trường PTDTBT cần có trách nhiệm với nơi mình đang học tập và rèn luyện. Chỉ cần những hành động nhỏ của bản thân như: không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung nơi cơng cộng, những việc làm tuy nhỏ nhưng đóng góp giá trị về vật chất và tinh thần rất lớn cho tập thể trường, lớp và cộng đồng.

c. . Giáo dục tinh thần chấp nhận sự thay đổi, tinh thần vượt khó vươn lên

Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Thay đổi thường được thể hiện ở các mức độ sau:

Cải tiến là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật hiện tượng cho phù hợp hơn, không phải là sự thay đổi về bản chất; đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, làm nảy sinh sự vật mới, còn được hiểu là cách tân. Sự thay đổi về bản chất của sự vật, hiện tượng; Cải cách là loại bỏ cái cũ bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp với điều kiện khách quan, là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện hơn đổi mới; Cách mạng là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản.

Do ảnh hưởng từ những yếu tố tiêu cực trong văn hóa, người dân tộc thiểu số ln tỏ ra tính bảo thủ, khơng chấp nhận sự thay đổi, mắc dù sự thay đổi sẽ mang lại những tác động tích cực cho họ. Vì vậy, học sinh trường PTDTBT thường tự ti, nhút nhát, bảo thủ, ngại thay đổi để chấp nhận cái mới. Vì lẽ đó, nhà trường phải giáo dục học sinh ý thức tinh thần vượt khó vươn lên, vượt qua trở ngại đầu tiên đó là việc sử dụng tiếng Việt để tiếp thu kiến thức trong trường học, kế đến là việc học các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ cũng là những khó khăn mà mỗi học sinh phải phấn đấu vượt qua những khó khăn và thử thách. [2, tr.48].

Khi học sinh hiểu được rằng trong xu thế hội nhập, người dân tộc thiểu số, nhất là thế hệ trẻ không thể mãi mãi chỉ tồn tại trong cộng đồng nhỏ hẹp ở bản làng của mình mà sau này các em phải tham gia các hoạt động lao động, học tập trong mơi trường rộng lớn hơn. Vì vậy, địi hỏi mỗi học sinh cần chấp nhận sự thay đổi, chấp nhận cái mới, sử dụng những kiến thức mới, tiến bộ để trở về quê hương, giúp cộng đồng chiến thắng đói nghèo. Góp phần thực hiện thành cơng chương trình nơng thơn mới của tỉnh hiện nay.

d. Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng

Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được biểu hiện qua các mối quan hệ cộng đồng lớn nhỏ khác nhau như: gia đình, gia tộc, họ hàng, làng xã. Phạm vi lớn hơn là cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống

đoàn kết cộng đồng của người Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to lớn, truyền thống đoàn kết và ý thức cộng đồng đã góp phần đưa dân tộc ta vượt qua những thử thách gian nguy, giành và giữ vững quyền độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ. Nối tiếp truyền thống của cha ơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dựa trên nền tảng liên minh cơng, nơng, trí thức vững chắc. Người đã kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đưa cuộc Cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi to lớn. Ngọn cờ tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ chính là sức mạnh để dân tộc ta hội nhập và phát triển, mở rộng và nâng khối đại đoàn kết lên một tầm cao mới. Người nêu tấm gương sáng chói trong việc kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc.

Truyền thống đồn kết hiệp lực vì nghĩa lớn là nét đẹp truyền thống độc đáo nhất của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, giáo dục truyền thống đồn kết cộng đồng cho học sinh là một nội dung hết sức quan trọng. Khi học sinh còn học tập trên ghế nhà trường trường, cần giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày. Tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động chung của lớp, của Đội thiếu niên, của trường… Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giáo dục tinh thần đồn kết cho học sinh khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp, trường, đất nước Việt Nam, mà chúng ta cần được giáo dục cho học sinh tình đồn kết hữu nghị với thanh thiếu niên, Nhi đồng Quốc tế, với các dân tộc an hem trên thế giới. [18, tr.45].

e. Giáo dục truyền thống yêu lao động, cần cù, tiết kiệm

Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải chống chọi lại những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cùng với nạn ngoại xâm dày xéo liên miên. Q trình đó đã rèn luyện cho người lao động đức tính cần cù “một nắng hai sương”, tiết kiệm trong sinh hoạt. Nhờ có truyền thống yêu lao động, cần cù, tiết kiệm mà dân tộc ta đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú và vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để xây dựng và phát triển đất nước.

Với tính chất một giá trị, cần cù có thể được hiểu là sự nhiệt tình với nghề nghiệp, lịng u lao động, u cơng việc, là tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc, là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động… nhằm đạt được kết quả lao động tốt nhất.

Thông qua giáo dục truyền thống này, nhà trường cần giúp học sinh nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của lao động trong sự phát triển xã hội. Giúp cho mỗi học sinh có tình yêu và thái độ đúng đắn đối với giá trí của lao động. Lao động là niềm vui, niềm hạnh phúc của tuổi trẻ. Lao động với tinh thần hăng say, sáng tạo. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất lao động cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, mỗi người Việt Nam khơng được phép quên đi truyền thống yêu lao động, cần cù, tiết kiệm đã có từ bao đời nay của dân tộc để chạy theo lối sống hưởng thụ, xa hoa. Điều đó khơng chỉ khẳng định bản sắc văn hóa riêng

của dân tộc, mà quan trọng hơn cịn tăng thêm nội lực cho sự phát triển đất nước trong kỷ ngun tồn cầu hóa. [31, tr.12].

f. Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo

Cùng với chủ nghĩa yêu nước từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi lẽ, sự học như nấc thang khơng nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dịng, chỉ có tiến lên phía trước mà khơng được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân.Việc rèn luyện kỹ năng học tập một cách chuyên nghiệp là vấn đề rất cần thiết. [23, tr.45].

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa ‘‘tơn sư trọng đạo’’. Cách quan niệm “nhất tự vi sư, bán tự vi sư’’, “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy’’... là một nét đẹp trong VHDT nói chung và văn hóa học đường nói riêng của người Việt Nam. Xã hội luôn tôn vinh người thầy, luôn dành cho người thầy những tình cảm nồng hậu, trân trọng nhất. Nhân cách mẫu mực của người thầy có tác động lớn đến học sinh, góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp của rất nhiều thế hệ học sinh.

Với học sinh phổ thông, giáo dục truyền thống hiếu học cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như: giáo dục tinh thần ham học, chăm chỉ, vượt khó; giáo dục tinh thần cầu tiến; giáo dục tinh thần độc lập tư duy chiếm lĩnh tri thức và giáo dục tinh thần tự học, tự nghiên cứu.

Giáo dục cho học sinh truyền thống tôn sư trọng đạo cần tập trung vào một số nội dung như: giáo dục lịng biết ơn, sự tơn kính, tình cảm với thầy cơ; nghe và thực hiện những lời dạy bảo của thầy cô; biết giúp đỡ thầy cô khi cần thiết; chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan trị giỏi; sống có ích cho xã hội, gia đình như mong đợi của thầy cơ.

g. Truyền thống nhân ái, khoan dung

Truyền thống nhân ái khoan dung là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Truyền thống nhân ái được thể hiện ở tình yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác không vụ lợi. Truyền thống khoan dung thể hiện ở tính nhân đạo, lịng vị tha. Truyền thống nhân ái đó đã được đúc kết trong tục ngữ ca dao Việt Nam: “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Truyền thống nhân ái khoan dung của dân tộc Việt Nam có lịng từ bi của Đạo Phật, lịng nhân ái của Đạo Nho, có cả hệ tư tưởng nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Truyền thống tốt đẹp đó ln được các thế hệ con người Việt Nam kế thừa và phát huy. Nó đã và đang trở thành định hướng cho đường lối của Đảng cộng

sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới vì mục tiêu hịa bình, ổn định và phát triển. Lòng nhân ái của người Việt Nam cũng là lịng u chuộng hịa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung là giáo dục học sinh biết kính thầy, yêu bạn, bạn bè có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của người khác; ứng xử ơn hịa. Phát huy tính tích cực của học sinh trong các hoạt động xã hội như: phong trào “hiến máu nhân đạo”, “đền ơn đáp nghĩa”, “phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng”…

Ngoài những truyền thống quý báu của dân tộc đã nêu ở trên, còn rất nhiều truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước để lại như: truyền thống anh dũng, bất khuất, kiên cường, hi sinh… truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)