Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về tổ chức HĐGD VHTT cho học sinh

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến hoạt động giáo dục VHTT cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh PTDTBT nói riêng. Nghị quyết số 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ: nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật. Mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tơn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Nhiệm vụ thứ hai là xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh: xây dựng mỗi trường học phải thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ....

GD&ĐT đã phát động các phong trào thi đua trong toàn ngành như: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc...

Đây chính là những cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng các trường phổ thơng nói chung và các trường PTDTBT tiểu học nói riêng làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục VHTT cho học sinh.

- Yếu tố truyền thống văn hóa, đời sống kinh tế, xã hội của địa phương, mơi trường giáo dục gia đình

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương, gia đình cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ và tác động đến công tác quản lý HĐGD VHTT cho học sinh. Mơi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của học sinh, từ bản làng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước... đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục VHTT cho học sinh nói chung, học sinh PTDTBT tiểu học nói riêng. Một mơi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh là điều kiện thuận lợi nhất để giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh.

Gia đình là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường giáo dục VHTT đầu tiên cho các học sinh. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách của học sinh. Do đó, trong gia đình, ơng bà, cha mẹ phải là người mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Để giáo dục VHTT cho học sinh, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng, để các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.

- Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục văn hóa truyền thống

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nhân cách con người Việt Nam cho học sinh nói chung và học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học nói riêng. Địi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ và nhận được sự hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp này phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách tồn diện của học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện được sự phối hợp trên, vấn đề thay đổi nhận thức của thầy cơ giáo, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có vai trị rất quan trọng. Khi nhận thức được đầy đủ, đúng đắn thì sự phối hợp giữa ba chủ thể sẽ đạt hiệu quả cao trong HĐGD.

1.5.2. Các yếu tổ chủ quan

- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng nhà trường

Quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ quản lý có vai trị quan trọng đối với HĐGD. Ở các trường PTDTBT tiểu học, Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học và giáo dục. Vì vậy, Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục được thực hiện có hiệu quả và ngược lại.

- Yếu tố nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức

hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống

Nội dung, chương trình giáo dục mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên học sinh tham gia.

Phương pháp, hình thức giáo dục thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trị tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, huy động họ tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hồn thiện nhân cách.

Hình thức tổ chức quản lý người học sẽ phát huy vai trò cá nhân người học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội.

- Năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động giáo

dục truyền thống cho học sinh

Nhiệm vụ quan trọng của việc giáo dục VHTT cho học sinh là giúp học sinh nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị VHDT. Từ đó, khơi dậy ở học sinh niềm tự hào và ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các giá trị đó, nâng chúng lên phù hợp với điều kiện lịch sử mới, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với đất nước, dân tộc. Chính vì vậy, vai trị của đội ngũ GV có vai trị vơ cùng quan trọng.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội nước ta cũng như sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới đã tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của học sinh, địi hỏi cơng tác giáo dục VHTTphải có một bước phát triển mới, mà trước hết đội ngũ GV phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chun mơn. Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của giáo dục VHTT cho học sinh; Đội ngũ giáo viên có đam mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thì học sinh sẽ tiếp thu những kiến thức bổ ích, có sức thuyết phục cao.

- Yếu tố học sinh

Đối với học sinh bậc tiểu học, ở độ tuổi này đã hình thành mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy, đây cũng là yếu tố chi phối việc quản lý HĐGD VHDT cho học sinh nói chung và học sinh PTDTBT tiểu học nói riêng. Tính tích cực của học sinh là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục VHDT cho học sinh. Khơng ai có thể học thay, làm thay người học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân.

Tiểu kết chương 1

Thông qua chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường phổ thông, bao gồm các nội dung cơ bản như: Tác giả đã khảo cứu các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở trong và ngoài nước. Đề tài đã làm sáng tỏ nhưng khái niệm có liên quan đến đề tài như: quản lý; quản lý giáo dục;VHTT; quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống…. Đặc biệt, tác giả đã hệ thống hóa những nội dung có liên quan đến cơng tác quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường phổ thông dân tộc bán trú gồm: quản lý mục tiêu; quản lý nội dung; quản lý phương pháp và hình thức giáo dục; quản lý các điều kiện hỗ trợ; quản lý các lực lượng phối hợp và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. Các nội dung trình bày trong chương 1 là cơ sở quan trọng. Đây là cơ sở tiền để để tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC BÁN TRÚ TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Mô tả q trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Thơng qua kết quả khảo sát này, nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Làm cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian đến.

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Thực hiện khảo sát đối với 12 CBQL gồm: Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng tại các trường, 2 cán bộ quản lý chun mơn tại phịng giáo dục và đào tạo huyện; 5 tổng phụ trách đội và 106 giáo viên (giáo viên và tổ trưởng chuyên môn) tại 5 trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam gồm: Trường PTDTBT TH Trà Giáp; Trường PTDTBT TH Nguyễn Thị Minh Khai; Trường PTDTBT TH và THCS Trần Phú; Trường PTDTBT TH và THCS Trà Bui; Trường PTDTBT TH Nơng Văn Dền. Ngồi ra, đề tài tiến hành khảo sát hơn 140 phụ huynh có con em đang học tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

+ Hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

+ Quản lý các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

2.1.4. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp điều tra bằng Anket: Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, Tổng phụ trách đội, cán bộ quản lý tại phòng giáo dục và đào tạo huyện, GV tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam và phụ huynh học sinh (Mẫu phiếu ở Phụ lục 01).

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi cột đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp khảo sát thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai

phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể như sau:

Ý nghĩa sử dụng X: Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại

biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, khơng có cùng quy mơ.

Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:.

k ii i n X K X n    X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

2.1.5. Thời gian, địa điểm khảo sát

Thời gian khảo sát vào học kì II, năm học 2020- 2021.

Địa điểm: tại 5 trường PTDTBT tiểu học tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

2.1.6. Quy trình khảo sát

Quy trình khảo sát được thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện phương pháp luận nhóm để bước đầu hình thành nên phiếu khảo sát.

Bước 2: Xây dựng phiếu khảo sát lần 1 Bước 3: Tiến hành khảo sát thử 30 phiếu

Bước 4: Điều chỉnh và hoàn thiện phiếu khảo sát lần 2 Bước 5: Chọn mẫu khảo sát

Bước 6: Tổ chức khảo sát và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu khảo sát

Bước 7: Xử lý phiếu khảo sát theo phương pháp thống kê toán học trao đổi, phỏng vấn về công tác Quản lý các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

Khách thể đánh giá các nhận định đó trong trường hợp cụ thể của mình và các lựa chọn sẽ được tính điểm. Để xử lý, đánh giá các nội dung trên đã sử dụng thang định danh và định khoảng trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.1. Thang đo đánh giá về kết quả thực hiện TT Mức độ Điểm Định khoảng 1 Rất tốt 5 4,20 đến cận 5,00 2 Tốt 4 3,40 đến cận 4,20 3 Khá 3 2,60 đến cận 3,40 4 Trung bình 2 1,80 đến cận 2,60 5 Không đạt 1 1,00 đến cận 1,80

Bảng 2.2. Thang đo đánh giá về mức độ thực hiện

TT Mức độ Điểm Định khoảng 1 Thường xuyên 3 2,60 đến cận 3,40 2 Không thường xuyên 2 1,80 đến cận 2,60 3 Không thực hiện 1 1,00 đến cận 1,80

2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Bắc Trà My Vị trí địa lý

Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

- Phía Bắc: giáp huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Phú Ninh.

- Phía Nam: giáp huyện Nam Trà My.

- Phía Đơng: giáp huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Ngãi.

- Phía Tây: giáp huyện Phước Sơn.

Bắc Trà My được định hướng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước - Bắc Trà My - Nam Trà My) thuộc hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ như sau:

+ Kết nối về hướng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ-Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Nam Quảng Nam và ĐT 616.

+ Kết nối về hướng Tây Bắc với các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,… và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D.

Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Nam Quảng Nam.

+ Kết nối về hướng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My-Trà Bồng và ĐT622.

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng. Khu vực Bắc Trà My chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau) và mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 8); là một trong 2 vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh Quảng Nam.

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, vào mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung cao nên thường có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khơ thường bị hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Thủy văn

Sơng suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân bố chằng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)