8. Cấu trúc của luận văn
2.3.5. Các lực lượng tham gia công tác giáo dục VHTT cho học sin hở trường
My chưa thực hiện phong phú, đa dạng. Đa phần việc giáo dục VHTT cho học sinh chỉ được lồng ghép vào các mơn học chính khóa. Đa số các giáo viên tại các trường chỉ sử dụng phương pháp giáo dục giảng giải là chủ yêu. Các phương pháp giáo dục hiện đại chưa được quan tâm thực hiện hoặc một số trường có áp dụng nhưng tần suất thực hiện không thường xuyên. Nguyên nhân chính là do đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo bài bản về hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Bên cạnh đó, phương tiện giảng dạy và đồ dùng dạy học của các trường còn hạn chế về số lượng, để thực hiện phải đăng ký mượn thư viện làm tốn thời gian. Các phương pháp giáo dục hiện đại chỉ tập trung vào các hoạt động dự giờ và thao giảng. Đa số giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh thực hiện thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm và lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục VHTT cho HS, đòi hỏi các trường PTDTBT kết hợp nhiều phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp như: đóng vai, xử lý tình huống, phương pháp nêu gương khen thưởng; phương pháp thảo luận chia sẽ ...
2.3.5. Các lực lượng tham gia công tác giáo dục VHTT cho học sinh ở trường PTDTBT tiểu học trường PTDTBT tiểu học
Đánh giá mối quan hệ, vai trò của các chủ thể xây dựng và thực hiện hoạt động giáo dục VHTT cho HS tại các trường PTDTBT tiểu học huyện Bắc Trà My, tác giả điều tra thu được kết quả tại bảng 2.11.
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV và tổng phụ trách về mức độ thực hiện công tác phối hợp của các lực lượng giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Thường xuyên (3) Không TX (2) Không thực hiện (1)
Thầy, cô giáo trong nhà trường 121 0 0 3,00 1 Xã đoàn, chi đoàn trường, Liên đội 19 33 69 1,59 3 Cơ quan chính quyền địa phương 11 36 74 1,48 5 Cán bộ văn hóa xã hội 12 38 71 1,51 4 Phụ huynh và hội cha mẹ học sinh 18 41 62 1,64 2
Thông qua bảng 2.11 cho thấy, trong những năm qua các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã huy động đầy đủ 5 lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh gồm: Thầy cô giáo trong nhà trường, xã đoàn, chi đoàn và liên đội của của trường, cơ quan chính quyền địa phương, cán bộ văn hóa xã hội và sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh và hội cha mẹ học sinh. Ngồi lực lượng chính là đội ngũ giáo viên trong nhà trường, các lượng lượng cịn lại có mức độ tham gia rất ít và được sắp xếp theo thứ tự là: phụ huynh và hội cha mẹ học sinh; Xã đoàn, Liên đội; Cán bộ văn hóa xã hội; Cơ quan chính quyền địa phương. Ngun nhân chính là do các lực lượng này có kiến thức cịn hạn chế về hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống. Thêm vào đó là các lượng lượng này khơng có nghiệp vụ sự phạm, họ cịn e ngại khi tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Các lực lượng này chỉ thực hiện khi nhà trường mời tham gia các buổi nói chuyện dưới cờ hoặc tham gia vào các chuyên đề giáo dục VHTT với nội dung hết sức ngắn gọn. Một nguyên nhân nữa là do công tác phối hợp giữa nhà trường và lực lượng này cịn lỏng lẻo, mang tính hình thức. Cơng tác phối hợp giữa nhà trường –gia đình – xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác giáo dục VHTT cho học sinh. Xem hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh là trách nhiệm của nhà trường nên họ khơng tham gia thường xun hoặc tham gia dưới hình thức qua loa, chiếu lệ.
Ngoài đội ngũ giáo viên, phụ huynh là một trong các lực lượng góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại gia đình. Để đánh giá mức độ thực hiện của các bậc phụ huynh, thông qua bảng câu hỏi, “Phụ huynh cho biết mức độ thực hiện hoạt động giáo dục VHTT cho con em mình khi ở nhà”. Kết quả cho thấy, có 27,21% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, 39,84% ý kiến đánh giá thực hiện không thường xuyên và 32,95% ý kiến đánh giá không thực hiện hoạt động này đối với con em của họ. Nguyên nhân chính là do, đa số phụ huynh học
sinh ở đây là người dân tộc thiếu số có trình độ học vấn cịn hạn chế, chủ yếu họ tham gia lao động vào lĩnh vực nông nghiệp và lao động tự do, thu nhập không ổn định. Hằng ngày, đa số các phụ huynh chỉ tập trung vào việc “cơm, áo, gạo tiền”.
Mục tiêu của họ chính là làm sao cho con của họ được cắp sách đến trường. Việc giáo dục con cái được đa số phụ huynh phó thác cho nhà trường.
Để mục tiêu giáo dục VHTT cho học sinh đạt hiệu quả cao, đòi hỏi nhà trường cần thực hiện tốt công tác liên kết, phối hợp với các cá nhân và tổ chức bên ngoài nhà trường. Đồng thời, tham mưa với chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo điều hành và tham gia vào hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường một cách thường xuyên và có chất lượng. Tăng cường vận động các gia đình thực hiện nếp sống văn minh, quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục con cái tại gia đình.
2.3.6. Thực trạng về các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học có vai trị quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh các trường. Nếu điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đầy đủ, hiện đại, sẽ tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp giáo dục mới, mang tính trực quan, sinh động và có hình ảnh minh họa cụ thể. Giúp cho học sinh có hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tế và ngược lại. Kết quả điều tra được thống kê qua bảng 2.12.
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV và tổng phụ trách về mức độ thực hiện các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Thường xuyên (3) Không TX (2) Không thực hiện (1) Đầu tư cơ sở vậy chất, thiết bị dạy học
đễ hỗ trợ hoạt động giáo dục VHTT 23 57 41 1,85 1 Đầu tư thư viện 19 33 69 1,59 2 Huy động nguồn lực tài chính để phục
vụ cho hoạt động giáo dục VHTT 13 27 81 1,44 3 Theo kết quả khảo sát được thống kê tại bảng 2.12 cho thấy, hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và việc đầu tư hệ thống thư viện của nhà trường chưa được triển khai thực hiện không thường xuyên, các chỉ tiêu này được đánh giá có điểm trung bình từ 1,44-1,85. Trong các nội dung đầu tư, hoạt động đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để hỗ trợ hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh được ưu tiên thực hiện nhiều nhất, kế đến là hoạt động đầu tư thư viện. Tuy nhiên, có 41 ý kiến cho rằng, trong thời gian qua nhà trường không thực hiện
việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học; có 69 ý kiến cho rằng, nhà trường không thực hiện đầu tư bổ sung sách, báo, giáo trình và các sách tham khảo vào hệ thống thư viện và có 81 ý kiến đánh giá các trường khơng tổ chức thực hiện hoạt động huy động các nguồn lực tài chính để phục vụ hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư mua sắm của các trường được Ngân sách Nhà nước cấp hằng năm còn rất hạn chế. Việc huy động các nguồn vốn từ nguồn xã hội hóa khơng mang lại hiệu quả. Do đó, hoạt động mua sắm tại các trường không được triển khai thực hiện.
Ngồi ra, để đánh giá mức độ đóng góp của phụ huynh trong cơng tác xã hội hóa giáo dục trong việc đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường. Kết quả thu thập từ 123 phụ huynh có con em đang học tại các trường PTDTBT tiểu học ở huyện Bắc Trà My, thu được kết quả tại bảng 2.13.
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ đóng góp của phụ huynh để góp phần cải thiện mơi trường và các điều kiện giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Thường xuyên (3) Khơng TX (2) K. thực hiện (1) Đóng góp về tài chính 27 63 33 1,98 2 Đóng góp đồ dùng dạy học 11 33 79 1,47 4 Tham gia đóng góp ngày cơng lao động. 75 36 12 2,55 1 Đóng góp các tài liệu, sách báo 16 56 51 1,74 3
Theo kết quả điều tra thống kê tại bảng 2.13 cho thấy, mức độ đóng góp về tài chính và các nguồn lực khác của phụ huynh cho nhà trường để góp phần cải thiện mơi trường học tập, hỗ trợ nguồn tài chính để mua sắm trang thiết bị và đồ dụng dạy học phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường còn rất hạn chế. Đa số các phụ huynh chỉ đóng góp ngày cơng lao động để dọn dẹp vệ sinh phòng học và cảnh quan nhà trường khi nhà trường yêu cầu. Việc phụ huynh đóng góp tài chính, tài liệu sách báo, đồ dùng dạy học cho nhà trường để góp phần thực hiện hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh có mức thực hiện khơng thường xuyên, thậm chí họ khơng tham gia đóng góp, ủng hộ cho nhà trường. Nguyên nhân chính là do đa số các phụ huynh là những người lao động nơng nghiệp, thu nhập cịn thấp và không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc huy động các nguồn lực từ sự đóng góp của phụ huynh để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học không đáp ứng yêu cầu đề ra.
Để đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu giáo dục nói chung và giáo dục VHTT cho học sinh nói riêng. Địi hỏi Hiệu trưởng các trường cần tăng cường việc tham mưu với chính quyền địa phương và Phịng Giáo
dục và Đào tạo huyện để được phân bổ nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị và phương tiện dạy học. Đồng thời tăng cường kêu gọi các tổ chức kinh tế, các mạnh thường quân và các tổ chức chính trị - xã hội đóng góp nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục VHTT cho nhà trường.
2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp cho bản thân từng giáo viên, tổ trưởng chuyên mơn, Ban giám hiệu nhà trường có những điều chỉnh, bổ sung trong q trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học đảm bảo mục tiêu đề ra. Để đánh giá hoạt động này, tác giả tiến hành thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu, hồ sơ tại các trường gồm: kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh và kết quả của các phiếu dự giờ đánh giá xếp loạicủa giáo viên, tổ chuyên môn đối với hoạt động này trong năm học 2019-2020 và năm học 2020- 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trường đã thực hiện khá nghiêm túc về hoạt động này. Nhà trường đã xây dựng báo cáo đánh giá sơ kết giữa kỳ và cuối học kỳ đối với hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm nhà trường. Đồng thời, nhà trường đã sử dụng kết quả đánh giá này làm cơ sở cho việc đánh giá thành tích cơng việc cuối năm của từng cá nhân và tổ chuyên môn trong nhà trường. Tổ chức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác giáo dục VHTT cho học sinh. Ngoài ra, Kết quả điều tra được thống kê qua bảng 2.14. Cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Thông kê công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học
sinh (n=121) Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Thường xuyên Không TX Không thực hiện (3) (2) (1) Kiểm tra đánh giá kế hoạch thực hiện của
từng giáo viên và tổ chuyên môn 45 63 13 2,26 3 Kiểm tra đánh giá các nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục VHTT 77 33 11 2,54 1 Kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án của GV 73 36 12 2,50 2 Kiểm tra đánh giá thông qua hoạt động dự
giờ, thao giảng 46 54 21 2,20 4 Kiểm tra kiến thức của học sinh 54 36 31 2,19 5
Theo kết quả thống kê tại bảng 2.14 cho thấy, các trường đã thực hiện khá nghiêm túc trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số CBQL và giáo viên đánh giá công tác kiểm tra hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường thực hiện chưa thường xun vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao, có trên 11 CBQL và giáo viên cho rằng, hoạt động này chưa được triển khai thực hiện tại đơn vị mình cơng tác. Để hoạt động giáo dục VHTT trong thời gian đến mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của từng giáo viên phụ trách. Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, sổ sách giáo án của giáo viên, tổ chuyên môn và tăng cường công tác dự giờ thao giảng đối với các tiết học giáo dục VHTT cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần kiểm tra kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức về VHTT của học sinh vào thực tiễn.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục VHTTở các các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
Việc xác định mục tiêu trong công tác quản lý là nội dung đầu tiên và hết sức quan trọng. Đối với hoạt động quản lý đào tạo nói chung và cơng tác quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh nói riêng. Địi hỏi các nhà quản lý cần xác định chính xác các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc quá trình giáo dục và đào tạo. Để đánh giá cơng tác quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tác giả điều tra và thu được kết quả thống kê ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về kết quả thực hiện công tác quản lý mục tiêu giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Khơng đạt (1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên về vai trò, ý nghĩa giáo dục VHTT cho học