8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông
3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu
yêu cầu hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh
3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa
Đội ngũ GV là chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục nói chung, giáo dục VHTT nói riêng cho học sinh PTDTBT tiểu học. Năng lực của giáo viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐGD VHTT cho học sinh.
Việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà cịn nâng cao kĩ năng tích hợp trong dạy học và giáo dục luôn là vấn đề quan trọng có tính quyết định đến chất lượng của cơng tác này.
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tại các trường PTDTBT tiểu học trong tình hình mới hiện nay.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng các trường có kế hoạch lựa chọn đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục VHTT cho học sinh theo các tiêu chuẩn sau:
Lựa chọn những giáo viên có tinh thần yêu nghề, mến học sinh, nhiệt huyết trong công tác và ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chọn những giáo viên được HS và phụ huynh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vừng vàng và nghiệp vụ sự phạm tốt. Có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động giảng dạy.
Chọn những người giáo viên có năng khiếu tổ chức các hoạt động tập thể và có khả năng thuyết phục và diễn giảng tốt.
- Hiệu trưởng các trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dường đội ngũ giảng viên theo những yêu cầu cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn như:
+ Năng lực cập nhật kiến thức chuyên môn. + Năng lực tổ chức hoạt động nhóm.
+ Năng lực đánh giá, phân loại đối tượng giáo dục: giúp nắm bắt được những mặt mạnh, yếu của học sinh
+ Năng lực xử lí tình huống sư phạm.
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và giáo dục
+ Năng lực tổ chức học sinh nhận thức độc lập, biết cách tự học suốt đời. + Năng lực hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống…
+ Năng lực tổ chức các HĐGD toàn diện (HĐGD NGLL, các hoạt động sinh hoạt dưới cờ, các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần…).
+ Kĩ năng cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh; kĩ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường.
- Thơng qua các buổi họp, sinh hoạt, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu và thảo luận thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn bản của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về hướng dẫn hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học.
- Cử GV tham gia các lớp tập huấn theo các chuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Sưu tầm, cung cấp tài liệu cho GV nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn. Thông qua các hoạt động sinh hoạt bồi dưỡng chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho HS, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm công tác tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh.
Ngoài việc tập huấn, trao đổi để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo, huy động tất cả các lực lượng cùng tham gia như: GV- nhân viên, Ban chấp hành đoàn trường, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh... cùng phối hợp với nhau để cùng thực hiện hoạt động giáo dục.
- Đổi mới nội dung bồi dưỡng theo hướng thiết thực. Xây dựng nội dung bồi dưỡng chung và những nội dung bồi dưỡng gắn với từng đối tượng cụ thể: GVBM, GVCN, GV là cán bộ Đoàn, đội chuyên trách.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện
- Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My cần có văn bản chỉ đạo một cách đồng bộ tới các trường để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tổ