8. Cấu trúc của luận văn
2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá giúp cho bản thân từng giáo viên, tổ trưởng chuyên mơn, Ban giám hiệu nhà trường có những điều chỉnh, bổ sung trong q trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học đảm bảo mục tiêu đề ra. Để đánh giá hoạt động này, tác giả tiến hành thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu, hồ sơ tại các trường gồm: kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh và kết quả của các phiếu dự giờ đánh giá xếp loạicủa giáo viên, tổ chuyên môn đối với hoạt động này trong năm học 2019-2020 và năm học 2020- 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trường đã thực hiện khá nghiêm túc về hoạt động này. Nhà trường đã xây dựng báo cáo đánh giá sơ kết giữa kỳ và cuối học kỳ đối với hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm nhà trường. Đồng thời, nhà trường đã sử dụng kết quả đánh giá này làm cơ sở cho việc đánh giá thành tích cơng việc cuối năm của từng cá nhân và tổ chuyên môn trong nhà trường. Tổ chức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác giáo dục VHTT cho học sinh. Ngoài ra, Kết quả điều tra được thống kê qua bảng 2.14. Cụ thể như sau:
Bảng 2.14. Thông kê công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học
sinh (n=121) Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Thường xuyên Không TX Không thực hiện (3) (2) (1) Kiểm tra đánh giá kế hoạch thực hiện của
từng giáo viên và tổ chuyên môn 45 63 13 2,26 3 Kiểm tra đánh giá các nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục VHTT 77 33 11 2,54 1 Kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án của GV 73 36 12 2,50 2 Kiểm tra đánh giá thông qua hoạt động dự
giờ, thao giảng 46 54 21 2,20 4 Kiểm tra kiến thức của học sinh 54 36 31 2,19 5
Theo kết quả thống kê tại bảng 2.14 cho thấy, các trường đã thực hiện khá nghiêm túc trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh. Nhà trường đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số CBQL và giáo viên đánh giá công tác kiểm tra hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường thực hiện chưa thường xun vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao, có trên 11 CBQL và giáo viên cho rằng, hoạt động này chưa được triển khai thực hiện tại đơn vị mình cơng tác. Để hoạt động giáo dục VHTT trong thời gian đến mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của từng giáo viên phụ trách. Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, sổ sách giáo án của giáo viên, tổ chuyên môn và tăng cường công tác dự giờ thao giảng đối với các tiết học giáo dục VHTT cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường cần kiểm tra kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức về VHTT của học sinh vào thực tiễn.