8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông
1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng được xuyên suốt trong quá trình quản lý. Đây là chức năng của mọi cấp quản lý phải thực hiện để kiểm soát điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu, nội dung … là công đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, đồng thời là khâu bắt đầu của một chu trình mới.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh phải có kế hoạch và đảm bảo đúng quy định. Huy động đông đủ các lực lượng phù hợp để tham gia vào hoạt động kiểm tra đánh giá. Nhằm xác định kết quả và phân loại mức độ đạt được, cung cấp thơng tin phản hồi có tính xây dụng, giúp cho mỗi giao viên cải thiện hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục VHTT cho học sinh trong nhà trường nói riêng đảm bảo yêu cầu.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng nhằm thực hiện vai trò quản lý như sau:
Kiểm tra đánh giá thơng qua hoạt động dự giờ, lên lớp. Từ đó rút kinh nghiệm các tiết dạy của từng giáo viên. Kiểm tra giáo án, chỉ đạo các tổ chuyên môn thương xuyên dự giờ, tổ chức hội thảo, thảo luận, thao giảng để rút kinh nghiệm. Phát hiện, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục VHTT trong nhà trường, tham mưu cho Hiệu trưởng kíp thời để có biện pháp uốn nắn những mặt hạn chế, phát huy tính tích cực. Đồng thời đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, giúp các bộ phận và các giáo viên đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh nhằm để kiếm soát được mức độ tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng của hoạc sinh thơng qua hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống. Kết hợp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Kết quả kiểm tra được công khai và được giữ lại để đối chiếu với kết quả kiểm tra lần sau. Từ đó rút ra kết luận về sự tiến bộ của học sinh.
Hoạt động kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng cần được thực hiện thường xuyên để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan để có quyết định điều chỉnh hoạt động giáo dục VHTT phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Hiện nay, việc đánh giá xếp loại phẩm chất học sinh được thực hiện theo Thông tư số 27/2020/ TT-BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ GD&ĐT. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT. Giáo dục VHTT là một trong những nội dung giáo dục phẩm chất cho học sinh PTDTBT. Việc quản lý, đánh giá mức độ tích cực, chủ động của học sinh trong khi tham gia các HĐGD VHTTđược xem là một kênh thông tin để GV đánh giá, nhận xét kết quả rèn luyện của học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học