8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục VHTTở các các trường phổ thông
thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Quản lý nội dung giáo dục VHTT cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng. Để đánh giá hoạt động quản lý về nội dung giáo dục VHTT cho học sinh tại trường trong thời gian qua, tác giả tiến hành điều tra và thống kê tại bảng 2.16 dưới đây.
Bảng 2.16 Đánh giá của CBQL, giáo viên và tổng phụ trách về công tác quản lý nội dung giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả đạt được X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Khơng đạt (1)
Xây dựng và lựa chọn nội dung GD VHTT phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương.
17 59 45 0 3,77 1
Lựa chọn ND GD phù hợp với
mục tiêu 0 52 51 18 0 3,28 2 Chỉ đạo thực hiện giáo dục đảm
bảo tính chính xác, khoa học, tính hệ thống của nội dung giáo dục VHTT
0 43 37 41 0 3,02 4
Kiểm tra đánh giá các nội dung dựa trên những vấn đề chung về VHTT và những nội dung cần thiết đưa vào CTGD cho học sinh
0 37 52 32 0 3,04 3
Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục VHTT cho học sinh trong năm học
Căn cứ vào bảng 2.16 cho thấy, trong 5 tiêu chí đánh giá về thực trạng công tác quản lý về nội dung đào tạo, được CBQL, giáo viên và tổng phụ trách các trường đánh giá ở mức thấp. Cụ thể như sau:
Về xây dựng và lựa chọn nội dung giáo dục VHTT phù hợp với lứa tuổi của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương. Đây là nội dung được đánh giá kết quả thực hiện ở mức cao nhất, có điểm trung bình là 3,77. Có 17 ý kiến đánh giá ở mức rất tốt, 59 ý kiến đánh giá ở mức tốt và 45 ý kiến đánh giá ở mức khá. Điều này chứng tỏ trong thời gian qua, Hiệu trưởng các trường đã quan tâm trong việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng và lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường.
Về việc lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục VHTT cho học sinh. Đây là nội dung được đánh giá kết quả thực hiện ở vị trí thứ 2, với điểm trung bình là 3,28. Trong 121 người tham gia trả lời, có 52 ý kiến đánh giá ở mức tốt; 51 ý kiến đánh giá ở mức khá và 18 ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho thấy việc lựa chọn nội dung giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường được thực hiện chưa đồng bộ, các trường chỉ thực hiện việc lựa chọn nội dung căn cứ theo văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Một số giáo viên thực hiện việc xác định nội dung đào tạo căn cứ vào khả năng hiểu biết của mình, chưa căn cứ vào quy định và tình hình thức tế tại địa phương. Việc thực hiện giảng dạy các cho nội dung giáo dục VHTT tại các trường khơng đảm bảo tính thống nhất giữa các trường.
Về công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục VHTT cho học sinh đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính hệ thống của nội dung giáo dục VHTT được đánh giá ở mức tương đối thấp, vẫn cịn 41 ý kiến đánh giá ở mức trung bình.
Về cơng tác kiểm tra đánh giá các nội dung dựa trên những vấn đề chung về VHTT và những nội dung cần thiết đưa vào chương trình giáo dục cho học sinh được đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá, với điểm trung bình đạt 3,04 và xếp vị trí thứ 3. Trong 121 người tham gia trả lời, có 37 ý kiến đánh giá ở mức tốt, 52 ý kiến đánh giá ở mức khá và 32 ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục VHTT cho học sinh trong năm học vẫn có 51 ý kiến đánh giá đạt được ở mức độ trung bình.
Qua kết quả phân tích nêu trên, một lần nữa có thể khẳng định rằng, cơng tác chỉ đạo của các Hiệu trưởng tại các trường chưa được thực hiện bài bản và thường xun. Chính vì vậy làm cho công tác giáo dục VHTT cho học sinh của các trường cịn mang tính tự phát. Việc tổ chức thực hiện cịn mang tính hình thức, nội dung giáo dục phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giáo viên. Vì vậy, trong thời gian đến Hiệu trưởng cần tăng cường việc chỉ đạo thực hiện giáo dục VHTT cho học sinh là việc làm hết sức cấp thiết.
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học tại huyện Bắc Trà My