8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Hoạt động giáo dục VHTT cho học sin hở các trường phổ thông dân tộc bán trú
1.3.5. Phương pháp giáo dục VHTT cho học sin hở các trường PTDTBT tiểu học
trường PTDTBT tiểu học
Giáo dục VHTT cho học sinh được xem là nội dung trong chương trình giáo dục, nhằm đào tạo con người tồn diện, ln hiểu và gắn với cội nguồn. Đồng thời, sẵn sàng tiếp thu những giá trị văn hóa tinh hoa của nhân loại. Để giáo dục VHTT hiệu quả không nhất thiết phải xây dựng như một mơn học riêng biệt nhưng phải có trong nội dung và cách thức triển khai phù hợp. Nội dung chương trình giáo dục trong trường PTDTBT tiểu học được đưa vào giáo dục phải phù hợp với vùng miền cụ thể. Hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh thường sử dụng qua các hình thức cơ bản sau:
Dạy học tích hợp thơng qua các môn học: Tiếng Việt, Lịch Sử, Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc…
Giáo dục VHTT thông qua hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngồi giờ, lên lớp theo chủ đề, chăm sóc nghĩa trang, tham quan khu di tích, văn nghệ, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương. Tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian, kể chuyện…Mời chuyên gia, nghệ nhân, nhân chứng lịch sử của địa phương nói chuyện về văn hóa dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục: Gia đình: Mọi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo điều kiện cho con em được phát triển tồn diện về trí, đức, thể, mỹ; người lớn có trách nhiệm làm gương cho con, cháu và cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.
Xã hội: Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham gia thực tập và nghiên cứu. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao… lành mạnh. Hỗ trợ về nhân lự và vật lực cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường theo khả năng của mình. Sử dụng các phương tiện cơng nghệ thơng tin để tuyên truyền và tổ chức các hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh: Thiết kế video về hội thi “đi tìm địa chỉ đỏ”, giới thiệu gương người tốt việc tốt, phát thanh măng non…
1.3.5. Phương pháp giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường PTDTBT tiểu học tiểu học
Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục dục VHTT cho học sinh là cách thức tác động của nhà giáo dục (CBQL và giáo viên), các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tập thể học sinh đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý. Trong giáo dục VHTT cho học sinh được sử dụng ba nhóm phương pháp cơ bản sau:
Nhóm phương pháp giải thích, nêu gương:
tình để khun bảo, giải thích, minh họa, phân tích làm sáng tỏ những khái niệm về văn hóa truyền thống, những quy tắc, chuẩn mực, những nếp sống văn hóa cần có ở mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp nhà giáo dục tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, tranh luận về một chủ đề nhất định nào đó liên quan đến văn hóa truyền thống. Việc đàm thoại có thể diễn ra giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa các thành viên trong nhóm, trong tập thể học sinh…
Phương pháp nêu gương là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục qua những câu chuyện có thật, những tấm gương về người tốt, việc tốt ... nhằm kính thích tính tích cực hoạt động, tu dưỡng, rèn luyện, tự giáo dục của học sinh, động viên, khuyến khích học sinh phấn đấu theo những gương tốt đó. [21, tr 34].
Như vậy, các phương pháp giải thích minh họa nhằm hình thành ý thức cá nhân cho mỗi học sinh. Giúp cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về những chuẩn mực, những giá trị xã hội về đạo đức và nhân văn, về lối sống văn hóa thẩm mĩ… Qua đó hình thành tình cảm, niềm tin và động cơ tự giáo dục, tự hồn thiện nhân cách.
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm và hình thành kinh nghiệm ứng xử văn hóa
Phương pháp tổ chức hoạt động theo chủ đề: Đây là phương pháp mà nhà giáo dục soạn thảo những chủ đề phù hợp với các nhiệm vụ và nội dung giáo dục, có tác dụng thu hút đơng đảo học sinh tham gia. Qua đó, giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và thể hiện năng lực tự tổ chức hoạt động, tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất, hành vi, thói quen. Đặc biệt là những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong cuộc sống, phù hợp với yêu cầu và các chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định.
Phương pháp rèn luyện: Đây là phương pháp giáo dục, theo đó, các nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, tạo môi trường để học sinh tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thẩm mĩ… trong các tình huống cụ thể, đa dạng các thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp luyện tập thực hành: Đây là phương pháp nhằm củng cố, ổn định bền vững những hành vi, thói quen đã được hình thành và rèn luyện trong thực tiễn. Đây là q trình tổ chức ơn luyện một cách có hệ thống, thường xuyên, có kế hoạch các hành động cụ thể về các thói quen ứng xử. Biến những thuộc tính của nhân cách, thành những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân.
Ngồi những phương pháp cơ bản trên, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, hình thành kinh nghiệm ứng xử cịn có một số phương pháp khác như: phương pháp đóng vai và xử lý tình huống, phương pháp cùng tham gia, phương pháp trò chơi,…
Phương pháp tuyên dương, khen thưởng là phương pháp phản ánh sự đánh giá tốt của nhà giáo dục về những phẩm chất, tính cách, hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa mà đối tượng giáo dục đã đạt được thơng qua các hình thức tổ chức HĐGD và tự giáo dục.
Vận dụng các phương pháp trên trong thực tiễn giáo dục VHTT cho học sinh là nhà giáo dục phải lựa chọn và vận dụng các phương pháp giáo dục một cách hợp lý để phát huy những ưu điểm của từng phương pháp, nhằm đạt kết quả giáo dục tối ưu nhất.