8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Sự phát triển giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Nam
Trong những năm trở lại đây, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo. Nội dung này đã được cụ thể bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, .... Trong suốt nhiệm kỳ qua, hoạt động giáo dục và đào tạo của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng như: Việc huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt mục tiêu đề ra; Tỷ huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp không ngừng được quy hoạch, củng cố. Đảm bảo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị thường xuyên được đầu tư; xóa dần các phòng học tạm, phòng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước; số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được
học Tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định của Bộ giáo dục vào đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bố trí tương đối đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học luôn được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, ... Huyện đã huy động được nhiều nguồn lực để phát triển công tác giáo dục trên địa bàn huyện.
- Về quy mô mạng lưới trường, lớp học:
Toàn huyện có 42 trường học công lập, không có trường tư thục, dân lập. Cụ thể như sau:
+ Giáo dục mầm non: 15 trường (Mẫu giáo: 13, Mầm non: 02).
+ Giáo dục phổ thông: Toàn huyện có 24 trường, trong đó: Tiểu học: 11 trường (05 trường PTDTBT TH, 06 trường Tiểu học); THCS: 10 trường (04 trường PTDTBT THCS, 06 trường THCS); Trường PTDTBT TH&THCS: 03 trường (sáp nhập 03 trường tiểu học và THCS thành trường PTDTBT TH&THCS).
Kết quả huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm học 2020-2021: 11.261/11.302 học sinh, đạt tỷ lệ 99,63% (tăng 0,08% so với năm 2019), đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND huyện đề ra, cụ thể:
+ Cấp học mầm non có 140 lớp với 3007/3008 cháu, đạt tỷ lệ 99,96%, tăng 0,03% so với năm trước; (trẻ 5 tuổi ra lớp 1032/1033 đạt tỷ lệ 99,90%);
+ Cấp Tiểu học có 215 lớp với 4947/4370 học sinh, đạt tỷ lệ 99,95%, giảm 0,02%. + Cấp THCS có 104 lớp với 2871/2907 học sinh, đạt tỷ lệ 98,76%, tăng 0,17%. 3410 học sinh/104 lớp .
+ TH-THCS đạt 1015/1017 học sinh, đạt tỷ lệ: 99% giảm 0,15%.
Bảng 2.4. Thống kê trường, lớp, học sinh các trường học thuộc Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (Thời điểm tháng 01/2021)
Năm học
MN-MG Tiểu học Trung học cơ sở Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh 2018-2019 15 161/3352 14 274/4465 13 103/2777 2019-2020 15 154/3383 14 283/4602 13 94/2935 2020-2021 15 136/3327 14 248/4749 13 99/3094 (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) - Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy và học: CSVC và trang thiết bị phục vụ việc dạy và học được quan tâm đầu tư hàng năm, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học của thầy và trò tại các trường trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 541 phòng học, trong đó có 12 phòng tạm, 05 phòng mượn; có 109 phòng ở giáo viên, 76 nhà ở học sinh; phòng chức năng hiện có 149 phòng (Phòng hiệu bộ: 102, phòng thư viện: 16, phòng bộ môn: 31). Tình trạng thừa phòng học điểm lẻ, thiếu phòng ở điểm chính hoặc thừa ở đơn vị này nhưng lại thiếu ở đơn vị khác do quy hoạch mạng lưới
trường lớp là những khó khăn, bất cập và tồn tại trong công tác sử dụng CSVC của các trường trong nhiều năm trở lại đây.
- Về đội ngũ CBQL, giáo viên: Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu bố trí việc điều động và bổ nhiệm giáo viên, đảm bảo số lượng giáo viên, nhân viên ở các trường. Đội ngũ CBQL, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các bậc học. Hiện nay, tổng số CBQL các cấp học là 93; giáo viên các cấp học: 874 người.
- Về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục:
Cấp học mầm non, mẫu giáo thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục mầm non và khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non; Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động, lễ hội và chuyên đề mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Cấp học phổ thông tăng cường điều chỉnh nội dung dạy học, dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, ... Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo dục phổ thông cho giáo viên và triển khai tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp HS tiếp cận với chương trình giáo dục mới.
- Về thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh:
Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My đã tham mưu thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông theo quy định, gồm: Chế độ, chính sách theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP; Chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ...; Ngoài ra, học sinh bán trú của trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành. Các chế độ này đã phần nào tác động tích cực đến việc huy động, duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh
Việc đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT cho HS PTDTBT huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam là nền tảng quan trọng trong việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục VHTT cho học sinh. Sau khi điều tra khảo sát
và làm sạch phiếu, tác giả thống kê qua bảng 2.5. Cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Bảng kết quả đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động GDVHTT
Đối tượng trả lời
% Tỷ lệ trả lời Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không Q.trọng Rất K. quan trọng CBQL, GV và tổng phụ trách (n=121) 57,14 33,62 9,24 0,00 0,00 Phụ huynh học sinh (n=123) 29,27 33,33 27,64 9,76 0
Căn cứ vào kết quả thống kê tại bảng 2.5 cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên và tổng phụ trách đội tại các trường PTDTBT tiểu học đánh giá rất cao về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học. Theo kết quả điều tra, có 57,14% số người đánh giá hoạt động này có vai trò rất quan trọng và 33,62% số cán bộ, giáo viên đánh giá hoạt động này là quan trọng. Kết quả trên đã chứng tỏ rằng, đa số CBQL, GV tại các trường PTDTBT tiểu học đã nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh và khẳng định được vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại PTDTBT tiểu học huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra trên cho thấy, vẫn có 9,24% ý kiến của CBQL, GV đánh giá hoạt động này có vai trò bình thường. Ngoài ra theo kết quả điều tra nêu trên, cho thấy trong 123 phụ huynh tham gia vào cuộc điều tra này, có 29,27 phụ huynh đánh giá ở mức độ rất quan trọng, 33,33% phụ huynh đánh giá ở mức độ quan trọng; 27,64% ý kiến đánh giá của phụ huynh ở mức độ bình thường. Đặc biệt có 9,76% số người tham gia và cuộc điều tra này đánh giá hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh ở các trường là không quan trọng.
Từ kết quả đánh giá nêu trên cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến về vai trò và tầm quan trọng của hoạt giáo dục VHTT cho HS tại các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã tổ chức thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ CBQL, GV, đặc biệt là phụ huynh học sinh vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục VHTT cho HS. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ giáo viên là người dân tộc thiểu số, một số người gần về hưu, nên họ không quan tâm đến hoạt đồng này. Đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn hạn chế, các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc tạo ra giá trị kinh tế để nuôi sống gia đình, việc học hành của con được phụ huynh phó thác cho nhà trường. Vì vậy, trong thời gian tời Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My, Hiệu trưởng các trường cần quán triệt sâu sắc hơn nữa về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh đến toán thế cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VHTT
cho học sinh tiểu học đến toàn thể phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt và họp thôn bản.
2.3.2. Nội dung giáo dục văn hoá truyền thống cho học sinh ở trường PTDTBT tiểu học
Để hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh đạt mục tiêu đề ra. Việc xác định nội dung giáo dục phải phù hợp và thiết thực với yêu cầu thức tế tại địa phương. Để đánh giá việc triển khai các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh của các trường PTDTBT tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, tác giả xử lý kết quả điều tra thông qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV và tổng phụ trách về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
STT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Thường xuyên (3) Không TX (2) Không thực hiện (1) 1 Giáo dục về lòng yêu nước, yêu
hòa bình, tự hào về dân tộc. 56 42 23 2,27 3 2 Giáo dục truyền thống đoàn kết,
ý thức cộng đồng…. 58 43 20 2,31 2
3
Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình và đạo lý.
61 46 14 2,39 1
4 Giáo dục truyền thống hiếu học,
tôn sư trọng đạo. 59 39 23 2,30 4 Thông qua bảng 2.6 cho thấy, các trường đã triển khai đầy đủ 4 nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học ở huyện Bắc Trà My được xếp hạng theo mức độ triển khai thực hiện từ cao đến thấp lần lượt là: Nội dung “Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình và đạo lý”, với điểm trung bình đánh giá là 2,39/3. Đây là nội dung được các trường tổ chức thực hiện nhiều nhất. Nội dung được ưu tiên thực hiện xếp ví trí thứ 2 là “Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng”. Nội dung được đánh giá về mức độ triển khai thực hiện ở vị trí thứ 3 là “Giáo dục về lòng yêu nước, yêu hòa bình, tự hào về dân tộc” và nội dung có mức độ triển khai thực hiện thấp nhất là “Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo”. Theo kết quả thống kê nêu trên cho thấy, trong 121 người tham gia cuộc điều tra này, có trên 56 người đánh giá việc thực hiện các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường PTDTBT tiểu học ở huyện Bắc Trà My ở mức độ thường xuyên và có 23 ý kiến đánh giá rằng, các trường không tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh tại
trường mà họ đang công tác.
Qua kết quả phân tích nêu trên cho thấy, các trường đã triển khai các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh chưa đồng bộ, chưa bám vào kế hoạch chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào đạo huyện Bắc Trà My về việc triển khai động bộ các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh. Tình trạng các trường tổ chức thực hiện không thường xuyên và không triển khai thực hiện các nội dung về giáo dục VHTT cho học sinh vẫn còn diễn ra khá phổ biến hoặc các trường chỉ tổ chức triển khai các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh mang tính chiếu lệ và hình thức. Mỗi trường tự ý thực hiện nội dung giáo dục VHTT cho học sinh theo ý muốn chủ quan của người dạy. Chưa giảng dạy đầy đủ các nội dung cơ theo chỉ đạo của cấp trên.
Ngoài việc đánh giá về mức độ thực hiện, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh tại các trường thông qua bảng 2.7. Cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV và tổng phụ trách về kết quả thực hiện các nội dung giáo dục VHTT cho học sinh (n=121)
Nội dung Kết quả thực hiện X Thứ bậc Rất tốt (5) Tốt (4) Khá (3) Trung bình (2) Không đạt (1) Giáo dục về lòng yêu nước, yêu hòa
bình, tự hào về dân tộc 27 45 37 12 0 3,72 2 Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý
thức cộng đồng…. 32 50 39 0 0 3,94 1 Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình và đạo lý. 16 26 69 10 0 3,40 4 Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn
sư trọng đạo. 21 37 47 16 0 3,52 3 Theo kết quả khảo sát được thống kê tại bảng 2.7 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá kết quả hoạt động giáo dục VHTT cho học sinh đạt từ mức khá trở lên, với điểm trung bình dao động từ 3,4 đến 3,72. Theo bảng số liệu nêu trên, nội dung được đánh giá kết quả thực hiện cao nhất là “Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng….”, kết quả thực hiện xếp vị trí thứ 2 là “Giáo dục về lòng yêu nước, yêu hòa bình, tự hào về dân tộc” kết quả xếp vị trí thứ 3 là “Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo” và kết quả thực hiện được xếp ở vị trí thấp nhất là “Giáo dục truyền thống nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình và đạo lý”. Kết quả này khá phù hợp với bản chất của người đồng bào dân tộc thiểu số. Đa số học sinh ở đây là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên yếu tố giáo dục về truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lần nhau trong cộng đồng là văn hóa cốt lõi của họ. Nên đa số các học sinh đã tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống rất tốt.
Bên cạnh kết quả giáo dục về truyền thống nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Nội dung giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo được CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức thấp nhất. Kết quả này đã phản ảnh rằng, trong thời gian qua nhà trường chưa chú trọng đến nội dung này. Trong hoạt