Các yếu tố môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 31 - 35)

1.2.2.1 Các mối quan hệ của doanh nghiệp

Trong làn sóng cạnh tranh gay gắt của thị trường, mỗi một doanh nghiệp dù kinh doanh cái gì và ở đâu cũng đều phải quan tâm tới cấp trên, chính quyền, đồng nghiệp và các nhân viên sao cho tốt. Nói cách khác, dù là nhà doanh nghiệp hay nhà chính trị gia đều phải biết đầu tư cả trong quan hệ giữa con người với con người. Bởi lẽ, sự phát triển và thành công của mỗi doanh nhân trước hết phần chính là do sự nỗ lực tối đa của bản thân nhưng một phần khác rất quan trọng mà các doanh nhân không thể bỏ qua đó là nhờ ở sự khôn khéo trong khi giao thiệp với đối tác cũng như với khách hàng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp luôn tiến triển vững chắc. Tạo được mối quan hệ trong kinh doanh là doanh nghiệp đã quy tụ được xung quanh mình những người sẵn sàng đem hết tâm huyết để giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên, những chỉ dẫn và hợp tác với sự nhiệt tình cao sẽ tạo được rất nhiều lợi ích

về kinh tế, thậm chí cả về uy tín trong kinh doanh. Đồng thời, tạo lập các quan hệ thân thiết cũng là cách để gia tăng sức mạnh và uy tín cho doanh nghiệp.

1.2.2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là tất cả các thành viên đang tham gia hoạt động cho tổ chức, không phân biệt vị trí công việc, mức độ phức tạp hay mức độ quan trọng của công việc.

Một doanh nghiệp không thể tạo năng lực cạnh tranh cho mình mà không có một nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng về cả chất và lượng, nhân sự có vai trò hết sức quan trọng và nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường càng lớn.

Với ngành kinh doanh dịch vụ thì chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp bởi nhân viên là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ là bộ mặt của khách sạn.

1.2.2.3 Nguồn lực tài chính

Tài chính có tác động rất lớn đến hiệu quả và tiến độ thực hiện các dự án và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì thế mà cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nguồn vốn có thể huy động được bao gồm: vốn tự có, vốn cổ phần, vốn vay, v.v…việc phân bổ nguồn vốn hợp lý sẽ làm cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Trong thời điểm kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, biểu hiện là các doanh nghiệp trong nước hầu như đều gặp khó khăn về vốn và ngân hàng Á Châu (ACB) cũng không tránh khỏi khó khăn đó, nhưng vì ngân hàng tìm ra được hướng đi mới cho mình bằng cách cổ phần hóa và là ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân có nhu cầu vay vốn nên trong một thời gian ngắn ngân hàng đã vượt qua khó khăn, đứng vững trên thị trường tài chính và chiếm được lòng tin ở khách hàng.

1.2.2.4 Công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh

-Phân tích môi trường (môi trường vĩ mô, vi mô, nội bộ). -Xác định sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược. -Xây dựng các phương án, chiến lược.

-Đánh giá, lựa chọn phương án. -Triển khai thực hiện.

Các tổ chức và cá nhân có hoạch định chiến lược sẽ thành công và đạt hiệu quả hơn là không hoạch định bởi hoạch định chiến lược cung cấp cho các thành viên trong doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể của doanh nghiệp trong thời gian tới. Chính vì thế, hoạch định chiến lược kinh doanh như là một cơ sở để điều khiển và đánh giá việc quản lý.

1.2.2.5 Công tác tiếp thị (Marketing)

Công tác tiếp thị giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng, tác động đến quyết định lựa chọn và sử dụng của họ, có thể trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay thì khách hàng không khó để tìm kiếm các sản phẩm cần thiết cho mình, có thể nói là hàng hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tiêu thụ được các sản phẩm cần phải có một chính sách tiếp thị mang tính khác biệt và tạo ấn tượng trong tiềm thức tiêu dùng của khách hàng. Một khi công tác tiếp thị của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường.

1.2.2.6 Công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một công tác vô cùng quan trọng là một hoạt động của Marketing, nó ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Marketing, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm Marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không

dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động Marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.

Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:

-Việc nghiên cứu nhằm mục đích gì? -Đâu là thị trường mục tiêu?

-Đâu là thị trường cao cấp?

-Thuận lợi và lợi thế của doanh nghiệp là gì? -Đâu là điểm nhận dạng của doanh nghiệp?

-Cần dùng đến chiêu thức, chiến lược và công cụ nào? -Cần chi bao nhiêu tiền cho việc nghiên cứu?

Nghiên cứu thị trường chúng ta có thể nắm bắt được nhu cầu khách hàng, sự thỏa mãn của họ với sản phẩm hay dịch vụ đang được cung cấp, họ có hài lòng hay chưa, còn những ưu điểm nào của sản phẩm cần phát huy, những khuyết điểm nào cần hạn chế và khắc phục,…; nghiên cứu thị trường chúng ta đoán biết được sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu mới của khách hàng trong tương lai, phản ứng của khách hàng trước các sản phẩm dịch vụ với tính năng mới từ đó nghiên cứu và cho ra những sản phẩm dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong xu thế thị trường hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh của mình thì các doanh nghiệp nhất thiết phải chú trọng hơn đến công tác nghiên cứu thị trường.

1.2.2.7 Văn hóa của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn

hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, vì nó là tài sản của doanh nghiệp nên cũng góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Văn hóa ở một khách sạn đơn giản mà ta có thể nhìn thấy ở trang phục của nhân viên, câu slogan của khách sạn hay cụ thể hơn là ở thái độ và phong cách phục vụ, có thể là cách bày trí hay lối kiến trúc đặc trưng mang tính khác biệt của khách sạn,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 31 - 35)