Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 49 - 54)

ĐVT : Triệu đồng. Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.159 14.718 17.217 2.559 21,05 2.499 16,98 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 897 1.136 1.208 239 26,64 72 6,34

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 11.262 13.582 16.009 2.320 20,6 2.427 17,87 4. Giá vốn hàng bán 6.977 8.601 8.881 1.624 23,28 208 3,26 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 4.285 4.981 7.128 696 16,24 2.174 43,1

6.Doanh thu hoạt động tài

chính 120 120 120

7. Chi phí tài chính -trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 4.012 4.309 5.921 297 7,4 1.612 37,41 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh (30=20+ 21-22-24) 393 792 1.327 399 101,53 535 67,55 10. Thu nhập khác 90 84 87 -6 -6,67 3 3,57 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác(40=31- 32) 90 84 87 -6 -6,67 3 3,57

13. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế (50=30+ 40) 483 876 1414 393 81,37 538 61,42

14. Chi phí thuế TNDN

hiện hành(28%) 135,24 245,28 395,92

15. Lợi nhuận sau thuế

TNDN(60=50-51) 347,76 630,72 1.018,08 282,96 81,37 387,36 61,42

Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn có những biến động tăng rõ rệt, cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

của khách sạn qua các năm

12159 483 347.76 14718 876 630.72 17217 1414 1018.08 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2008 2009 2010 Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

-Năm 2009 doanh thu đạt 14.718 triệu đồng tăng 21,05% so với năm 2008, tương ứng với mức tăng là 2.559 triệu đồng. Năm 2010 doanh thu tiếp tục tăng, tăng so với năm 2009 là 2.499 triệu đồng tương ứng 16,98%. Doanh thu khách sạn có xu hướng tăng và ổn định cho thấy tình hình hoạt động của khách sạn đang đi vào quỹ đạo.

-Các khoản giảm trừ doanh thu ở đây chủ yếu là thuế đánh vào các dịch vụ bổ sung của khách sạn như: dịch vụ Massage, café Terrace, sauna, steambath, jacuzzi cũng có xu hướng tăng do doanh thu từ các dịch vụ tăng, cụ thể: năm 2009 tăng 239 triệu đồng tương ứng là 26,64% nhưng năm 2010 chỉ tăng 72 triệu đồng tương ứng là 6,34% do doanh thu của các dịch vụ bổ sung năm 2010 có tăng nhưng tăng không đáng kể.

-Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng qua các năm nhưng năm 2009 tăng ít hơn vào năm 2010, cụ thể năm 2009 tăng 297 triệu đồng tương ứng 7,4% nhưng

năm 2010 tăng đến 1.612 triệu đồng tương ứng 37,41%, cho thấy khách sạn đã chú trọng đến các chính sách đãi ngộ cho nhân viên.

-Thu nhập khác của khách sạn từ các hoạt động thanh lý các vật dụng đã lạc hậu, cũ, hư hỏng, quá hạn sử dụng ở các bộ phận trong khách sạn. Năm 2009, giảm 6 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 3 triệu đồng tương ứng 3,57%.

-Năm 2009, cùng với mức tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng 282,96 triệu đồng, tăng tương ứng là 81,37% so với 2008; lợi nhuận năm 2010 tăng 61,42% tương ứng là 387,36 triệu đồng.

Một số nguyên nhân khách sạn có mức doanh thu, lợi nhuận thấp năm 2008 như là: Trước hết, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát xảy ra, số lượng khách đi du lịch bị hạn chế. Vì thế, người dân thắt chặt chi tiêu, không dành thời gian cho việc đi du lịch. Thêm nữa, giá cả trên thị trường thường xuyên thay đổi khiến cho đầu vào của khách sạn cũng không ổn định làm ảnh hưởng đến chính sách giá của khách sạn. Vì thế, nhiều khách sạn trong đó có cả khách sạn Bamboo Green đã giảm giá để cạnh tranh thu hút khách trong thời điểm khó khăn và mọi người đang cố gắng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, khách sạn chưa có chính sách đối phó nhanh chóng trong tình hình kinh tế có sự thay đổi nên không kịp thích nghi cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, sau năm 2008 tình hình đã có một số chuyển biến theo hướng tích cực. Nguyên nhân của vấn đề này là do: Một là, khủng hoảng kinh tế đã dần được điều chỉnh bằng các chính sách của kinh tế các nước, Đảng và chỉnh phủ nước ta cũng đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm ổn định kinh tế. Cụ thể là chính sách kích cầu du lịch làm tăng đáng kể một lượng khách nội địa. Thứ nữa, khách sạn đã có sự thay đổi về cơ sở vật chất trang thiết bị cho phù hợp cũng như đã có sự thay đổi về cách thức quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị nhân sự tại khách sạn. Ví dụ, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng tăng không lớn chỉ 7,4%. Ngoài ra, năm 2010, tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, Đà Nẵng chú trọng phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, lượng khách đi du lịch bắt đầu tăng.

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ trong khách sạn: Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu DT(trđ) TT(%) DT(trđ) TT(%) DT(trđ) TT(%) Lưu trú 5.687 46,77 6.654 45,21 8.124 47,18 Nhà hàng 3.482 28,64 4.276 29,05 5.065 29,42 Các dịch vụ khác 2.990 24,59 3.788 25,74 4.028 23,4 Tổng DT 12.159 100 14.718 100 17.217 100 Nguồn: Phòng kế toán.

Bảng số liệu ta thấy doanh thu lưu trú của khách sạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2008 chiếm 46,77% trong tổng doanh thu cuả khách sạn, năm 2009 chiếm 45,21% và năm 2010 là 47,18% , tiếp đến là doanh thu từ nhà hàng còn doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng thấp nhất. Qua đó ta thấy khách sạn còn thiếu đầu tư khai thác doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác, trong khi đó doanh thu của các dịch vụ bổ sung lại ảnh hưởng không nhỏ đến tổng doanh thu của khách sạn. Vì vậy, khách sạn cần nâng cao bổ sung thêm các dịch vụ bổ sung khác nhằm tăng doanh thu cho khách sạn đồng thời có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách khi đến khách sạn.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn khách đến khách sạn

Năm 2008 2009 2010 CL09/08 CL10/09 Hình thức Khách TT(%) Khách TT(%) Khách TT(%) Giá trị % Giá trị % Lẻ 3500 27,89 4114 30,18 4217 26,86 614 17,54 103 2,5 Đoàn 9050 72,11 9516 69,82 11485 73,14 466 5,15 1969 20,69 Tổng 12550 100 13630 100 15702 100 1080 8,61 2072 15,2 Nguồn: Phòng kế toán.

Bảng số liệu trên, ta thấy số lượng khách đến khách sạn chủ yếu là khách đoàn, lượng khách đến khách sạn tăng qua các năm.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn khách đến khách sạn 3500 9050 4114 9516 4217 11485 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2008 2009 2010 Khách lẻ Khách đoàn

- Tổng số lượng khách của 2009 có tăng hơn so với năm 2008 là 8,61%, tương ứng với mức tăng là 1080 lượt khách. Cụ thể:

+Số lượng khách lẻ năm 2009 tăng so với 2008 là 17,54%, tương ứng tăng

là 614 lượt khách.

+Số lượng khách đoàn năm 2009 cũng tăng 5,15% so với 2008, tương ứng

với mức tăng 466 lượt khách.

- Tổng số lượng khách của năm 2010 tiếp tục tăng và có xu hướng tăng mạnh vào những năm tiếp theo. Cụ thể:

+Số lượng khách lẻ năm 2010 tăng so với 2009 là 2,5%, tương ứng tăng là

103 lượt khách, khách lẻ đến lưu trú tại khách sạn tăng chậm.

+Số lượng khách đoàn năm 2010 cũng tăng 20,69% so với 2009, tăng mạnh với mức tăng tương ứng là 1969 lượt khách.

Nguyên nhân lượng khách đến lưu trú và sử dụng dịch vụ ở khách sạn năm 2008 thấp, là do: kinh tế thế giới bị khủng hoảng và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng đến chi tiêu của khách nên khách hạn chế đi du lịch. Trong khi đó, khách sạn lại chưa kịp thay đổi nhằm thích ứng với ảnh hưởng của khủng

hoảng, không đưa ra các chiến lược kinh doanh phòng ngừa rủi ro, chưa có những chương trình khuyến mãi cụ thể nhằm kích cầu du lịch trong thời điểm cần thiết. Bên cạnh đó, khách sạn cũng chưa phát huy hết những thế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng.

Nhưng số lượng khách năm 2009 và 2010 lại có sự chuyển biến rõ rệt, do lúc này ảnh hưởng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam đã tạm thời được kiểm soát, Chính Phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để can thiệp kịp thời, đến năm 2010 tình hình kinh tế Thế Giới đã dần hồi phục, kinh tế nước ta bắt đầu đi vào ổn định. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội cũng như các sự kiện lớn: cuộc thi bắn pháo hoa Quốc Tế lần 3, Lễ hội Quán Thế Âm, điểm hẹn du lịch, đại hội thể dục thể thao Toàn quốc,…đã thu hút một lượng lớn du khách. Trong khi đó, khách sạn đã nhận ra được sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến du lịch Việt Nam nói chung và đến khách sạn nói riêng nên Ban giám đốc đã kịp thời đưa ra biện pháp cải thiện tình hình, cụ thể là đã bắt đầu đưa ra các chính sách Marketing cụ thể nhằm kích cầu, lôi kéo một lượng khách đến khách sạn lưu trú.

Khách đoàn luôn cao hơn so với khách lẻ, nguyên nhân là: do khách sạn có mối liên kết với các hãng lữ hành, công ty du lịch gởi khách. Bên cạnh đó, khách sạn trực thuộc tổng công ty du lịch việt Nam nên là lợi thế để có được các đoàn khách lớn do công ty đưa sang.

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của khách sạn trong thời gian qua 2.1.5.1 Thuận lợi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)