Để đánh giá năng lực cạnh tranh, các nghiên cứu đã chỉ ra một trong những công cụ đó là Ma trận hình ảnh cạnh tranh. Việc xây dựng ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh
và điểm yếu của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và những điểm yếu cần được khắc phục.
Các số liệu điều tra được lấy từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.
Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan
trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (thực tế có thể định
khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của
yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận
bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứug của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
Nếu ký hiệu yếu tố cần đánh giá là i, tầm quan trọng của yếu tố là h, điểm số phân loại cho yếu tố là M, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp là ACE (Absolute Competitiveness of Enterprise), năng lực cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh là ACC (Absolute Competitiveness of Competitor), năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp là RCE (Relatively Competitiveness Enterprise), ta có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng các công thức sau:
Chỉ tiêu công thức tính
(1) Tổng các tầm quan trọng của các yếu tố đánh giá
(2) Năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp ACE = h * Mi (3) Năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp
RCE = ACE/ACC
Thông thường, ACC là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cần đánh giá (còn gọi là doanh nghiệp chuẩn).
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÀ HÀNG BAMBOO GREEN CENTRAL
TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.2 Giới thiệu chung về khách sạn: 2.1.1.2 Giới thiệu chung về khách sạn:
KHÁCH SẠN BAMBOO GREEN CENTRAL Tên tiếng Việt: Khách sạn Tre Xanh Trung tâm.
Tên giao dịch quốc tế: Bamboo Green Central hotel-Viet Nam. Địa chỉ: 158 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà nẵng.
Tel: 0511 3822996 – 0511 3822997 – 0511 3871249 – 0511 3871250. Fax: 0511 3822998.
Email: bamboogreen@dng.vnn
Website: www.bamboogreenhotel.com.vn
Khách sạn Bamboo Green Central là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao được xây dựng với diện tích là 500m2, gồm 10 tầng và tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng. Từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng hay ga Đà nẵng, du khách có thể đến khách sạn chỉ mất 5 phút đi taxi. Ngoài ra, khách sạn còn nằm gần kề các khu mua sắm, trung tâm thương mại lớn của Đà nẵng như BigC, siêu thị, chợ Hàn, chợ Cồn,…, gần các cơ quan ban ngành các văn phòng làm việc,… Từ khách sạn du khách có thể dễ dàng đến thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng: Bảo Tàng Chămpa mất 7 phút đi bộ, mất 8 phút để đến sông Hàn, đi taxi trong 7 phút đến bán đảo Sơn Trà du khách có thể đắm mình trong nước biển xanh
mát, thăm chùa Linh Ứng 3 vừa được xây trên một quả đồi nhìn ra biển, hoặc có thể lên khám phá đỉnh núi Sơn Trà với độ cao 693m so với mực nước biển nơi từng được mệnh danh là đôi mắt thần Đông Dương, đến viếng thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn, thăm làng nghề đá mỹ nghệ truyền thống Non Nước, cách 30km về phía Tây Bắc với độ cao 1.478m so với mực nước biển du khách có thể tận hưởng 1 ngày 4 mùa tại Bà Nà Hill cũng như viếng thăm các di sản văn hóa Thế Giới ở Quảng Nam (Phố Cổ Hội An cách 30km, Thánh Địa Mỹ sơn cách 70km).
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn:
Khách sạn được xây dựng vào năm 1996 và đi vào hoạt động từ năm 1998 với tên Bamboo Green, là khách sạn 3 sao duy nhất trực thuộc Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (VITOURS) do tổng cục Du lịch Việt Nam quản lý. Tháng 10/1999, để sắp xếp lại bộ máy tổ chức, Tổng cục Du lịch quyết định sáp nhập công ty du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng vào công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Lúc bấy giờ công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng mới được sáp nhập có thêm 3 khách sạn nữa là khách sạn Hải Âu, khách sạn Tiên Sa và khách sạn Thu Bồn. Chỉ gần 2 năm hoạt động, khách sạn Bamboo Green đã tạo được danh tiếng, thương hiệu trong và ngoài nước với uy tín chất lượng của mình. Do tình hình kinh doanh không hiệu quả của khách sạn Hải Âu và Tiên Sa nên công ty quyết định nhập 2 khách sạn trên vào khách sạn Bamboo Green tạo thành cụm 3 khách sạn Bamboo Green hoạt động từ tháng 1/2000 đến 12/2002. Đến đầu năm 2003, công ty lại tách 3 khách sạn ra để hoạt động độc lập với các tên gọi: Bamboo Green Central, Bamboo Green Harbourside và Bamboo Green Riverside.
Từ đó đến nay khách sạn Bamboo Green Central đã liên tục nâng cấp, sửa chữa, đổi mới chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn
Khách sạn Bamboo Green Central với diện tích 500m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn 3 sao với 9 tầng, chưa kể đến 1 tầng trệt và 1 tầng thượng.
- Tầng trệt: sảnh lễ tân. - Tầng 1: nhà hàng, bếp.
- Tầng 2: các dịch vụ bổ sung như: phòng họp, y tế, café terrace, sauna – steambath – jacuzzi – massage.
- Tầng 3 – tầng 9: phòng ngủ.
- Tầng thượng: sân trời để khách ngắm nhìn toàn cảnh thành phố.
Toàn bộ cửa được lắp bằng kính màu và có rèm cửa phù hợp với các loại dịch vụ khác nhau tại mỗi tầng khác nhau.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh tại khách sạn Bamboo Green
quan hệ trực tuyến quan hệ chức năng
Nguồn: Phòng Giám Đốc.
Qua sơ đồ trên ta thấy, giám đốc và phó giám đốc sẽ quản lý trực tiếp các bộ phận trong khách sạn, còn giữa các bộ phận đều có quan hệ mật thiết nhằm hỗ trợ hợp tác lẫn nhau vì mục tiêu chung của khách sạn.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ HÀNG LỄ TÂN& KINH DOANH BUỒNG PHÒNG KỸ THUẬT BẢO VỆ BẾP DỊCH VỤ KHÁC KẾ TOÁN
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn
-Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khách sạn:
+Lưu trú và ăn uống, tổ chức tiệc, hội nghị: đây là những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của khách sạn.
+Các dịch vụ bổ sung như: Massage, Steambath, jaccuzi, café Terrace.
+Ngoài ra còn có các dịch vụ phụ như: giặt là, đặt vé, cho thuê xe, cho thuê phòng hội nghị, điện thoại, in, photo, fax,…
2.1.3.1 Chức năng:
Các khách sạn nói chung và khách sạn Bamboo Green Central nói riêng là cơ sở dịch vụ lưu trú, nơi tổ chức bán những dịch vụ hàng hóa đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí và các nhu cầu khác.
Hiện nay, khách sạn là đơn vị trực thuộc công ty Cổ Phần Du Lịch Việt Nam – Vitours, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất mà công ty đề ra nhằm mục đích thu lợi nhuận.
-Chức năng của từng bộ phận trong khách sạn:
+ Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất, có trách nhiệm cao nhất về
pháp lý, chịu trách nhiệm về vốn, tài sản, toàn quyền quyết định và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn.
+ Phó giám đốc: là người tham mưu trực tiếp cho giám đốc, thay mặt giám
đốc điều hành các công việc khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm cá nhân về toàn quyền điều hành các hoạt động trong lĩnh vực mà giám đốc phân công.
+ Bộ phận kế toán: hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, kịp
thời, chính xác trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn, thông qua việc hạch toán, kế toán nhằm nắm bắt tình hình kinh doanh của khách sạn, đồng thời thông báo cho Ban quản lý về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Ngoài ra, chức năng quan trọng nữa là quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng vốn theo đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Bộ phận lễ tân: đón, tiếp nhận yêu cầu của khách, giải quyết, xác nhận yêu
bán các sản phẩm dịch vụ bổ sung như: massage, sauna, ăn uống, hội nghị, đặt tiệc,…; luôn nắm bắt tình hình lưu trú của khách tại khách sạn để báo cho các bộ phận có liên quan khác; đồng thời thực hiện việc thanh toán và tiễn khách.
+Bộ phận buồng: đảm bảo dịch vụ lưu trú cho khách với chất lượng và hiệu
quả nhất có thể; thực hiện nhận và đón khách lên phòng, hướng dẫn cách sử dụng các trang thiết bị trong phòng cũng như tiếp nhận các yêu cầu trực tiếp của khách.
+Bộ phận nhà hàng: phục vụ các bữa ăn theo thực đơn và đáp ứng các yêu
cầu của khách, phục vụ đúng các yêu cầu của khách; nhận đặt tiệc, hội nghị, hội thảo và lập bảng kê khai về khối lượng khách tham dự tiệc, thực đơn khách đặt tiệc để báo cho bộ phận bếp và các bộ phận liên quan khác; thanh toán các bữa ăn, tiệc và tiễn khách.
+Bộ phận bếp: phục vụ các món ăn theo thực đơn và các yêu cầu của khách,
thực hiện khâu mua, chế biến và vận chuyển thức ăn; kê khai bảng giá thức ăn để báo cho các bộ phận có liên quan khác.
+Bộ phận kỹ thuật: thường xuyên kiểm tra và đảm bảo cơ sở vật chất trang
thiết bị được lắp đặt trong khách sạn luôn hoạt động tốt.
+Bộ phận bảo vệ: bảo vệ tài sản và tính mạng cho khách và nhân viên khách
sạn trong suốt thời gian lưu trú và làm việc tại khách sạn.
2.1.3.2 Nhiệm vụ:
Tổ chức sản xuất và cung cấp cho khách các dịch vụ: lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí,…; quản lý tốt các mặt sản xuất, tài chính, nhân sự, marketing nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của mình; đảm bảo thu nhập và các chế độ đã quy định cho các cán bộ nhân viên trong khách sạn; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách, các yêu cầu về trật tự an ninh xã hội và môi trường cảnh quan xung quanh.
-Nhiệm vụ của từng bộ phận trọng khách sạn:
+Giám đốc: điều hành kiểm tra tốt các hoạt động trong khách sạn, điều hành
+Bộ phận kế toán: lập chứng từ để chứng minh hợp pháp của việc hình thành vốn kinh doanh, phân loại và xử lý chứng từ kịp thời. Luân chuyển đúng hướng để cung cấp thông tin cho cấp trên; quản lý tất cả các khoản tiền vốn của khách sạn để tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược tài chính cho khách sạn.
+Bộ phận lễ tân: điều phối các phòng cho thuê ngắn hạn và dài hạn, làm thủ
tục cho khách đến và đi; có trách nhiệm quản lý tài tài sản của khách; xử lý các phàn nàn của khách.
+Bộ phận buồng: hằng ngày lau chùi, dọn vệ sinh, sắp xếp bày trí trong phòng khi khách đến và rời khỏi khách sạn; đồng thời phục vụ các dịch vụ tại phòng cho khách, thông báo các dịch vụ cho bộ phận lễ tân để làm thủ tục thanh toán khi khách trả phòng.
+Bộ phận nhà hàng: đảm bảo thỏa mãn tốt nhu cầu của khách, có trách nhiệm luôn quan tâm, phục vụ chu đáo để khách hàng luôn có một bữa ăn ngon miệng, một buổi tiệc thành công.
+Bộ phận bếp: thực hiện các món ăn của khách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn phù hợp với nhu cầu của khách.
+Bộ phận kỹ thuật: đảm bảo và khắc phục các sự cố bất ngờ xảy ra trong khách sạn nhằm đảm bảo các trang thiết bị trong khách sạn luôn hoạt động tốt nhất.
+Bộ phận bảo vệ: đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn về tài sản và tính
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian qua Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo Green Central Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo Green Central
ĐVT : Triệu đồng. Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.159 14.718 17.217 2.559 21,05 2.499 16,98 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 897 1.136 1.208 239 26,64 72 6,34
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 11.262 13.582 16.009 2.320 20,6 2.427 17,87 4. Giá vốn hàng bán 6.977 8.601 8.881 1.624 23,28 208 3,26 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 4.285 4.981 7.128 696 16,24 2.174 43,1
6.Doanh thu hoạt động tài
chính 120 120 120
7. Chi phí tài chính -trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 4.012 4.309 5.921 297 7,4 1.612 37,41 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30=20+ 21-22-24) 393 792 1.327 399 101,53 535 67,55 10. Thu nhập khác 90 84 87 -6 -6,67 3 3,57 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác(40=31- 32) 90 84 87 -6 -6,67 3 3,57
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50=30+ 40) 483 876 1414 393 81,37 538 61,42
14. Chi phí thuế TNDN
hiện hành(28%) 135,24 245,28 395,92
15. Lợi nhuận sau thuế
TNDN(60=50-51) 347,76 630,72 1.018,08 282,96 81,37 387,36 61,42
Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động kinh doanh của khách sạn có những biến động tăng rõ rệt, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
của khách sạn qua các năm
12159 483 347.76 14718 876 630.72 17217 1414 1018.08 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2008 2009 2010 Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế