Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 119 - 120)

-Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì nhà hàng cần sử dụng hợp lý các nguồn lực, giảm các tổn thất trong nhà hàng nhằm giảm chi phí đầu vào tăng giá trị đầu ra nhưng việc giảm chi phí đầu vào phải hợp lý.

+Lao động: lượng nhân viên chính thức phải phù hợp với quy mô và hoạt động của nhà hàng tránh tình trạng thừa nhân viên vào mùa thấp điểm, thiếu nhân viên vào mùa cao điểm.

+Nguyên vật liệu chế biến: phải được tính toán dự trù hợp lý về số lượng và

chủng loại để nhập về chế biến và dự trữ sao cho vòng quay hàng tồn kho nhỏ nhất.

+Máy móc trang thiết bị: loại bỏ những máy móc, thiết bị đã cũ lạc hậu hoạt

động mất công suất nhằm hạn chế hao phí điện năng.

-Để tăng hiệu quả kinh doanh đôi khi phải đầu tư để tăng chất lượng đầu vào: +Tìm nguồn nguyên liệu tốt, uy tín.

+Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và

nghiệp vụ vững vàng.

+Áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại vào quy trình chế biến, phục vụ tại

nhà hàng.

+Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý ở nhà hàng, tạo mối quan

hệ tốt giữa nhân viên với quản lý, tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên.

-Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhà hàng không chỉ sử dụng các

nguồn lực bên trong có hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó phát hiện và tìm kiếm cơ hội cho mình.

-Hoàn thành mục tiêu nhà hàng đề ra cũng là cách để nâng cao hiệu quả

kinh doanh của mình, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và giữ một vị trí vững chắc trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central (Trang 119 - 120)