NHỮNG THẮC MẮC

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 26 - 29)

04 LẬT ĐỔ KHỐNG CHẾ CỦA NGOẠI CẢNH

NHỮNG THẮC MẮC

Bạn có thể đặt câu hỏi: "Nhưng tại sao tơi phải qn mình là Văn thù hay bất cứ vị thần nào khác? Quán mình thành một người nam hay nữ nào, đối với tơi cũng đã đủ khó. Vậy tại sao tơi phải thay hình đổi dạng mà khốc vào một cái lốt khác, lốt của Văn thù?"

Điều cần nhớ là, qn Văn thù khơng phải để có ra một tướng nào khác với ta hiện tại. Ngay giờ phút này, chúng ta đã sẵn có trong mình những đức tính sâu xa của một hiện thân thánh thiện như thế. Quán mình là thiên thần cốt để nhận chân và đào luyện những đức tính đến chỗ viên mãn, thay vì tự giam hãm mình một cách khốn khổ trong mặc cảm tự ti: "Tơi thực xấu xí, ngu đần, yếu hèn, vơ giá trị."

Có thể bạn vẫn tự hỏi: "Nhưng tại sao Văn thù hay bất cứ vị thần nào của mật tơng, lại có thể là tinh hoa của bản thể tơi chứ? Tơi trơng khơng giống gì với bất cứ vị thần nào trong đó cả. Tơi khơng phải màu cam, màu xanh hay màu lục; tôi cũng khơng có nhiều mặt và q nhiều tay như những vị thần

ấy." Dĩ nhiên sẽ có những phản đối như vậy khởi lên, nhưng để an tâm, trước hết ta hãy xét kỹ xem thực sự ta nghĩ mình là ai.

Trước hết cái mặt hiện tại của bạn không phải là bạn, xương thịt không phải là bạn. Máu huyết, bắp thịt hay bất cứ phần tử nào trong cơ thể bạn cũng đều không phải là phần cốt yếu để cho biết bạn là ai. Có thể nói thân thể bạn giống như một con người máy vì tự nó, nó khơng có khả năng vận hành, mà phải được điều động bởi một cái gì khác. Hệt như chương trình máy vi tính điều khiển người máy, làm cho nó hoạt động, cũng vậy chính cái tâm bạn- hay ý, hay linh hồn, v.v.- đã đem lại đời sống cho thân xác. Bởi thế, muốn tìm thực chất mình là cái gì, muốn biết cái gì chịu trách nhiệm về lối sống của mình, thì bạn phải nhìn vào tâm của bạn.

Điều kế tiếp cần nhận thức là, từ sơ sinh cho đến bây giờ, bạn đã hiện thân nhiều cách khác nhau. Khơng có ai trong chúng ta là cố định khơng thay đổi. Ví dụ khi nổi giận thì bạn trơng như một ác quỷ, trong khi vào những lúc khác, khi tâm tràn ngập yêu thương, bạn khơng khác gì một thiên thần. Những hiện tướng này -lúc giận lúc vui, lúc ganh ghét, lúc tử tế, khi xót thương, lúc ngu đần, khi khơn khéo- khơng có tướng nào sinh khởi chính yếu từ cái thân vật lý của bạn cả; chúng đều sinh khởi từ năng lực tâm lý. Tâm có khả năng sản sinh ra hàng ngàn cảm xúc và thái độ khác nhau, cịn thân thể thì chỉ có đi theo sự dẫn đạo của tâm, khơng có sự chọn lựa nào. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn thường tự cho mình là thân hơn là tâm. Chúng ta cứ nghĩ chủ tể là thân chứ không phải tâm, và hầu như trở thành những tên nô lệ cho thân xác mình. Hãy bật truyền hình lên xem, để thấy rõ nền văn hóa hiện đại dành biết bao nhiêu năng lượng để phục vụ thân xác, mà quá ít năng lượng để đào luyện tâm linh. Thảo nào thế giới không hỗn loạn.

Chú trọng thân xác hơn tâm hồn không phải là sai lầm duy nhất của chúng ta. Ta lại cịn khơng nhận thức được rằng cái thân vật lý thô phù này không phải là cái thân thể duy nhất mà ta sở hữu. Điều này sẽ đề cập nhiều hơn trong chương 10, ở đây chỉ cần nói vắn tắt. Trong hình dạng vật lý thường ngày của ta, cịn có một thân vi tế hơn, gọi là thân tâm lý vì nó tương quan mật thiết với những tầng tâm thức sâu xa. Chính từ nơi những tầng tâm thức vi tế này, phát sinh cái năng lượng của trí tuệ đầy phúc lạc, một thứ năng lượng có khả năng chuyển hóa cuộc đời ta một cách triệt để. Chư thần mật tơng biểu trưng cho sự phát triển tồn vẹn của năng lượng trí tuệ đầy phúc lạc ấy, và bởi thế ta có thể nói rằng, dù có bao nhiêu mặt và màu sắc gì đi nữa, một vị thần như vậy đều tiêu biểu tinh túy và tiềm năng của ta. Bởi vậy, pháp thiền quán chư thiên không phải là việc tưởng tượng cái điều bất khả,

mà là một phương pháp hết sức thực tiễn. Nó giúp ta sống đúng theo khả tính cao nhất của mình, nhờ tập luyện có phương pháp để chuyển hóa tâm thức một cách sâu xa.

Lúc đầu pháp thiền qn này có thể dường như xa lạ khơng thực tiễn, nhưng hiệu lực của những kỹ thuật tương tự đã chứng tỏ nó có giá trị như thế nào, ngay cả dưới mắt người đa nghi. Chẳng hạn, nhiều tài liệu cho biết có những người mắc bệnh ung thư và các chứng nan y, đã tự chữa lành chỉ nhờ quán tưởng. Thay vì bám lấy quan niệm "thân thể tôi bị ung thư, tôi đang chết" những người này qn mình hồn tồn lành mạnh. Họ xua đuổi hình ảnh bệnh hoạn ra khỏi tâm trí, thay bằng hình ảnh tràn trề ánh sáng và sinh lực. Trong nhiều trường hợp, phương pháp này đã chứng tỏ có hiệu quả sau khi các y sĩ đã bó tay.

Sức khỏe thân tâm cốt yếu là một vấn đề của hình ảnh do ta tự tạo. Những người chun có ý nghĩ đen tối về bản thân, bất cứ vì lý do gì, sẽ ở mãi trong tình trạng khốn khổ, trong khi những người nhận chân được tài nguyên nội tâm phong phú của mình, có thể vượt qua những tình huống khó khăn nhất. Pháp thiền quán chư thiên là một trong những phương pháp hiệu nghiệm nhất để nâng cao hình ảnh ta tự tạo về chính mình. Bởi thế mật tơng mới là một phương pháp thần tốc để đạt đến sự thể hiện tiềm năng hùng mãnh nhất trong ta.

Chấp tướng là chướng ngại lớn nhất khiến ta không thể chuyển hóa mình thành một vị trời. Bao lâu ta cịn duy trì cái thấy thơng thường về bản thân, thì khơng cịn chỗ nào cho việc nhìn mình dưới hình ảnh một thực thể giác ngộ. Chúng ta không thể nào thực sự thấy mình có một thân thể bằng ánh sáng thuần tịnh như chư thiên, nếu ta cứ tiếp tục tự đồng hóa với cái hình tướng vật lý thơ kệch. Và ta cũng sẽ không bao giờ tiếp xúc được với bản thể thanh tịnh của mình, nếu cứ tưởng bản tính mình chỉ là những vọng tưởng và khái niệm thô thiển đi qua tâm thức.

Bởi thế, muốn đạt đến niềm phúc lạc của sự thành tựu bản thân, ta phải tìm cách giải thốt khỏi sự khống chế của tướng và quan niệm thông thường. Chúng ta phải cảm thấy tự tâm khảm rằng, thực vô cùng tai hại cho ta nếu cứ tiếp tục có lối nhìn thơ thiển hạn cuộc như hiện tại đối với thân tâm mình và hình ảnh của chính mình. Sự chấp tướng ngây ngô như vậy chỉ làm cho ta càng ngày càng mờ mịt, bất an, bất mãn.

Bất cứ khuynh hướng bất định, lo sợ nào mà ta có, đều là triệu chứng của tâm lý nhị nguyên, cái tâm luôn luôn phân vân với trăm tư tưởng trái ngược như: "Tôi hi vọng tôi trông bảnh bao, nhưng tôi e sợ rằng tôi trông thật tồi." Điều này cũng chứng tỏ thông thường chúng ta làm những phán đoán thực nơng cạn như thế nào về bản thân mình. Chung quy, tướng ngồi khơng thực là thước đo giá trị con người nam hay nữ. Vậy mà những khuyết điểm nhỏ nhặt nhất về thân, có thực hay tưởng tượng, cũng đủ làm cho ta vơ cùng lo lắng. Có nhiều người tự thấy mình xấu xí, vơ giá trị, tự khinh ghét mình đến nỗi nhịn ăn mà chết. Đây là một điển hình cực đoan, song tơi nghĩ hầu hết chúng ta, vì một lý do này hay khác, đều tự hạ giá và tự làm cho mình khốn khổ.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)