CHẾT VÀ PHÁP THÂN

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 80 - 82)

10 DẪN NHẬP TỐI THƯỢNG DU GIÀ THÂN KIM CUƠNG VÀ TÂM THƯỜNG TRỤ

CHẾT VÀ PHÁP THÂN

Trước hết ta hãy xét những gì xảy đến nếu ta phải chết trong một tâm trạng lo lắng kinh hồng tột độ, lúc ta khơng chuẩn bị, và cũng chưa từng tu tập. Khi bám víu vào cái "tôi" mà ta tưởng là vững chắc, để được an ninh bảo đảm, thì ta sẽ kinh hồng khi thân xác nền tảng của cái "tôi" ấy, khởi sự phân tán. Khi địa đại suy thoái, thủy đại thắng lướt, tâm ta đầy những ảo tượng lung linh màu xanh bạc. Ta cảm như bị vướng bẫy, bị ngột ngạt, thân xác bị chôn dưới đất hay bị vùi lấp dưới cơn đá lở. Rồi khi thủy đại tan vào hỏa đại, ảo tượng khói xuất hiện. Khi điều này xảy đến, ta thấy như bị chết đuối, bị nước lũ cuốn trôi. Kế tiếp, hỏa đại tan rã, thân xác ta dần giá lạnh; ta thấy ảo tượng là một đống lửa giữa trời đêm với những tia lửa nhảy múa. Trong lúc tiến trình này xảy đến, nhiều người sắp chết gào lên vì tưởng thân mình đang bị những ngọn lửa thiêu rụi. Cuối cùng khi phong đại phân tán, hơi thở hào hển, ta cảm thấy mình bị thổi tung như lá vàng trước cơn gió lốc. Đồng thời, tâm ta "thấy" một ngọn lửa loé sáng lên rồi tắt như ở trong một phòng tối mịt; cũng như khi ngọn nến sắp tắt, bỗng sáng rực lên đột ngột như thể bùng vỡ đợt năng lượng cuối cùng. Hơi thở ta đang dồn dập hào hển, bỗng ngừng hẳn lại. Đối với mọi người, lúc ấy dường như ta đã chết (và đây là triệu chứng làm cho những người thân tụ họp xung quanh khởi sự khóc ịa).

Nhưng ta chưa chết hẳn. Bốn đại thô phù và những tâm phân biệt tương ưng với chúng đã ngưng hoạt động, nhưng tầng tâm thức vi tế vẫn còn vận hành bên trong. Điều này xảy đến khi giọt vi tế trắng hấp thụ của cha vào lúc nhập thai và trụ ở đỉnh đầu ta lúc sống, cùng giọt đỏ nhận của mẹ nằm ở rốn, tiến về gặp nhau ở tim. Khi giọt trắng đi xuống, hình ảnh trong tâm ta là khơng gian trống rỗng trắng xóa; khi giọt đỏ đi lên, ta thấy khống gian màu đỏ. Khi cuối cùng 2 giọt gặp nhau làm nên một hình cầu bao bọc căn bản thức vô cùng vi tế cùng với luồng khí tương ứng ở tim; thì ta kinh q màu đen của một căn phịng tối mịt. Màu đen này càng lúc càng đậm đặc cho đến khi cuối cùng ta rơi vào trạng thái hoàn toàn bất tỉnh.

Nhưng ta cũng vẫn chưa chết. Trong hình cầu giữa trái tim, an trú cái bản tâm rất vi tế của ta và khí lực vi tế tương ứng. Sau một thời gian - có thể 3

ngày hay hơn, với người không tu luyện - trái cầu này mở ra, và tâm thức ta được soi sáng. Cái bản tâm rất vi tế bừng tỉnh dậy và nó chỉ thấy một không gian trống rỗng, trong suốt và sáng ngời. Tâm trong sáng này là tâm cuối cùng và vi tế nhất trong những loại tâm mà ta kinh nghiệm trong suốt cuộc đời này.

Đối với một người phàm, tất cả những kinh nghiệm này - từ khi ảo tưởng hiện ra cho đến khi xuất hiện ánh sáng trong suốt - đều không được kiểm soát, chúng lần lượt xảy đến song chúng ta hồn tồn khơng biết, vì tâm ta q tán loạn rối ren. Nhưng những người đã khéo tu luyện từ trước thì giữ được ý thức sáng suốt về mọi sự xảy đến trong suốt tiến trình này. Họ biết ảo ảnh nào sắp diễn ra kế tiếp, và hiểu rằng mọi cảnh tượng chỉ là tướng trạng diễn ra trước cái tâm đang chết của mình, chúng hồn tồn khơng có thực tính khách quan ngồi tâm. Vì hiểu như vậy, họ không bị kinh hãi bởi những điều trơng thấy. Thay vì thế, khi tâm họ càng trở nên vi tế thì họ càng ý thức về tính phi thực một cách sâu xa. Cuối cùng, khi ánh sáng trong suốt khởi lên, thì cái tâm vơ cùng vi tế hịa nhập với Tính khơng trong một kinh nghiệm phúc lạc tràn trề khôn tả. Đối với một người như vậy, cái chết đã trở thành cơ hội quý báu để kiện tồn trí bất nhị. Nhờ trí giác trong suốt vô chướng ngại này mà một hành giả khéo tu luyện chuyển hóa được tiến trình chết thơng thường thành ra kinh nghiệm của pháp thân giác ngộ.

Kinh nghiệm pháp thân về tính bất nhị này vượt ngồi ngơn từ khái niệm mơ tả. Bởi thế, khi người nào nói về kinh nghiệm này, họ ln dễ bị hiểu lầm. Vậy bạn khơng nên tin lời tơi nói, đấy chỉ là những vọng ngơn do sự mê tín của tơi thơi. Dù nói khéo đến đâu, ngôn từ cũng chỉ phát xuất từ cái tâm phân biệt có giới hạn, và cũng chỉ được thấu hiểu bằng cái tâm hạn cuộc. Điều cần thiết là phải tiếp xúc được với chính kinh nghiệm, vượt ngồi danh ngơn dùng để diễn đạt kinh nghiệm ấy. Đó là lý do khiến mật tơng đặt nặng hành động hơn lý thuyết.

Mặc dù cũng nên nghiên cứu kinh luận và phân tích phê phán, song có những lúc phương pháp phân tích chỉ có hại. Một bậc thầy về thiền qn có lần bảo tơi :"Vào một lúc nào đó, ơng cần phải từ bỏ lối hiểu mọi sự theo kiểu triết lý. Ông phải vượt ngồi tranh biện, luận lý." Điều ấy làm tơi kinh ngạc. Hồi đó tơi cịn là một sinh viên trẻ, hăng hái, thích phân tích phê phán mọi sự mà tôi nghe được. Nhưng cuối cùng tôi hiểu ngài muốn nói gì : nếu cứ vướng vào thành kiến tri thức, ta không thể đi vào những kinh nghiệm thiền quán sâu xa. Vậy thực quan trọng để biết lúc nào nên buông xả, thư dãn để cho tâm an trú trong trạng thái trong sáng tự nhiên của nó.

Những bậc chân sư thuộc mọi truyền thống ln nhấn mạnh rằng có những lúc bạn khơng nên làm một hoạt động tri thức phân tích nào cả. Ví dụ, sẽ là một lỗi lầm lớn nếu vướng vào ý tưởng phân tích trong khi bước vào giai đoạn tu tập cao cấp của giai đoạn "Thành tựu", là giai đoạn tối thượng du già ( sẽ bàn sau). Tại vì khi xử dụng tri thức thì tự nhiên đủ mọi thứ quan niệm mê tín sẽ khởi lên. Tâm bạn trở nên quá bận bịu và rung động theo năng lượng cục bộ của những khái niệm ấy. Rồi vì mỗi trạng thái tâm đều tương ưng với khí lực của nó, nên hệ thần kinh vi tế của bạn cũng rung động vì những luồng khí lực chống nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cơng việc của bạn - kiểm sốt hệ thần kinh trong pháp hành ở giai đoạn Thành tựu - mà cịn có thể dẫn đến một tình trạng đau đớn mà người Tây tạng gọi là "lung" nghĩa là năng lượng bị ứ nghẽn ở tim. Như với mọi giai đoạn của con đường tu tập, có lúc ta phải xử dụng tri thức, mà cũng có một lúc phải gạt tri thức qua một bên.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)