THỬ THÁCH CỦA CUỘC THÁM HIỂM NỘI TÂM

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 30 - 31)

04 LẬT ĐỔ KHỐNG CHẾ CỦA NGOẠI CẢNH

THỬ THÁCH CỦA CUỘC THÁM HIỂM NỘI TÂM

Phương pháp mật tơng qn mình là một vị trời, thì trái ngược hẳn với thái độ tự thương hại như trên. Càng có khả năng qn mình là một thân tâm bằng ánh sáng thuần tịnh, ta càng tự mở lịng ra để đón nhận những năng lực tốt lành hiện hữu bên trong và bên ngoài ta. Chúng ta đã đề cập sự kiện nhờ phép qn tưởng có tính sáng tạo, mà ta có thể đánh thức những năng lực bẩm sinh để tự chữa lành ngay cả những chứng bệnh ghê gớm nhất. Ví dụ này chứng tỏ thân và tâm có tương quan mật thiết, và trong hai cái đó thì tâm mới là yếu tố chủ chốt hình thành cuộc đời ta. Nếu ta có hình ảnh tốt lành về chính mình, thì tự nhiên hành vi của ta đầy tự tin, và sẽ gây cho người khác những ấn tượng về năng lực và sinh động. Ngược lại, nếu ta có ý tưởng thấp kém về bản thân, thì ta trơng có vẻ yếu đuối vơ năng, sẽ rước lấy nhiều rắc rối và dễ dàng gặp nạn tai tật bệnh.

Đã nhiều lần kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, đời ta thành công hay thất bại, khỏe mạnh hay đau yếu, đẹp hay xấu, vui hay buồn, cốt yếu là do thái độ tinh thần của ta. Thế mà mỗi khi gặp rắc rối trong đời, ta lại có thói quen tìm giải pháp ở bên ngồi. Thay vì nhìn thẳng vào nội tâm để phát triển một thái độ khả dĩ chuyển hóa đời mình theo chiều hướng tốt, thì chúng ta lại theo một phương sách nông cạn, là cố sửa đổi những hoàn cảnh bên ngoài để

giải quyết những vấn đề bên trong. Nhưng điều này không bao giờ đem lại cho ta thỏa mãn lâu bền. Dù có thay đổi lối sống bên ngồi đủ cách, mà khơng kèm theo một chuyển hóa sâu xa ở nội tâm, thì cũng chỉ thành cơng một giai đoạn. Sớm muộn gì những rắc rối cũng sẽ trở lại, và ta sẽ vẫn khó chịu bất mãn như trước.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có bản tính trong sáng ngun ủy, song ta khơng dễ gì bắt liên lạc được với nó. Bởi vì cái cách vận hành thơ tháo của tâm ta thường làm chìm nghỉm sự rung động vi tế của bản tính ấy, đến nỗi ta khơng cịn ý thức gì đến hiện hữu của nó. Nếu thực sự muốn liên lạc với bản chất sâu xa của mình, ta phải chấm dứt mọi xao lãng tâm trí và nới lỏng kềm tỏa của những danh tướng vẫn trói buộc ta. Nói cách khác, ta cần tạo ra một không gian trong đó bản chất thuần tịnh nguyên ủy của ta có thể vận hành không gián đoạn. Khi ấy thì khơng phải ta hợm hĩnh gì khi dùng phương pháp mật tơng để qn mình thành một vị trời; mà đúng hơn, ta đang làm hiển lộ những đức tính thánh thiện vốn ln luôn hiện hữu trong thẳm sâu bản thể.

Những cách chuẩn bị khác nhau trước khi thực hành mật tơng chính là những phương pháp để tạo ra không gian cần thiết ấy. Nếu ta cố xử dụng những năng lực chuyển hóa cực kỳ mãnh liệt của mật tơng, mà không luyện tập theo những chuẩn bị tiên quyết này, thì sự tu luyện khơng thể nào thành cơng được. Một chiếc phi cơ phản lực có thể là cách nhanh nhất để di chuyển, nhưng nếu đưa một người chưa được huấn luyện ngồi vào ghế phi cơng thì chỉ có rước lấy hậu quả khốc hại. Cũng thế, mặc dù mật tông là cỗ xe nhanh nhất để đạt toàn giác, song nếu áp dụng những phương pháp mật tông trong khi thân tâm chưa được chuẩn bị thì thật là liều lĩnh, và hồn tồn khơng hiểu gì về mục đích của mật tơng.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)