TÁI SINH VÀ THÂN ỨNG HÓA

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 83 - 84)

10 DẪN NHẬP TỐI THƯỢNG DU GIÀ THÂN KIM CUƠNG VÀ TÂM THƯỜNG TRỤ

TÁI SINH VÀ THÂN ỨNG HÓA

Hệt như tiến trình chết và trạng thái trung ấm đều bị thúc bách bởi năng lực vô minh chấp thủ, sự tái sinh của ta cũng vậy, ta không chủ động được. Cuối cùng ta bị những ngọn gió nghiệp thổi giạt đến nơi mà cha mẹ tương lai của mình đang giao hợp. Vừa ham muốn lại vừa ghê tởm, ta ngất xỉu và liền nhập vào thai mẹ. Từ khởi điểm bất tịnh ấy, một đời sống ô nhiễm đau khổ tiếp theo. Cái thân phối hợp từ tinh cha huyết mẹ phải chịu khổ sinh già bệnh chết, trong khi tâm ta tiếp tục dòng thức tâm đời trước, do tham sân si thúc đẩy, cứ tiếp tục tạo thêm nhân tố khổ đau và bất mãn.

Một hành giả tu cao có thể chuyển hóa kinh nghiệm tái sinh này, như đã chuyển hóa cái chết và trạng thái trung ấm. Thay vì bị hơn mê, bị chuyển từ trung ấm đến tái sinh do nỗi bám víu sợ hãi thúc bách, hành giả mật tơng thiện xảo có thể chọn tái sinh một cách đầy ý thức. Nhờ đã tu luyện để vượt qua các tướng phàm tình, họ có thể xem cha mẹ tương lai như thần nam thần nữ, và chính mình cũng là một vị thần con. Tùy theo mức độ làm chủ và loại pháp mà họ tu luyện, họ cịn có thể tái sinh vào một tịnh cảnh, cảnh giới trong đó mọi sự đều giúp cho việc chứng đắc giác ngộ. Ngay dù sinh vào địa cầu này, họ cũng có thể chọn hồn cảnh thích hợp để tiếp tục tu hành cho đến khi đạt toàn giác. Với tâm hoàn tồn tỉnh giác, được kiểm sốt, thì tái sinh thơng thường có thể được chuyển hóa thành kinh nghiệm giác ngộ của thân ứng hóa, 1 trong 3 thân Phật.

Trên đây chỉ là mô tả ngắn gọn cách những hành giả mật tơng chuyển hóa cái chết, trạng thái trung ấm và tái sinh thành ra ba thân của giác ngộ, nhưng cũng đủ cho ta một ý niệm rõ ràng về những gì nằm trong tầm của pháp hành trì mật tơng tối thượng. Từ trước đến nay chúng ta đã bị tràn ngập bởi những năng lực vô minh, nghiệp và vọng tưởng mà hậu quả là ta phải luân chuyển mãi hồi trong vịng sinh, chết rồi tái sinh không được chọn lựa, khơng được kiểm sốt. Khi ta chưa thay thế vơ minh bằng trí tuệ để chuyển hóa ba sự cố tái diễn khơng ngừng này thành kinh nghiệm giác ngộ của một

vị phật, thì ta vẫn phải tiếp tục xoay vần trong vịng lẩn quẩn ấy mãi mãi, đi tìm hạnh phúc mà chỉ có rước lấy tuyệt vọng khổ đau.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)