ĐỘNG ĐẾN TIM NHỜ CẢM HỨNG

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 70 - 71)

09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP

ĐỘNG ĐẾN TIM NHỜ CẢM HỨNG

Vấn đề của chúng ta là thông thường, sự hiểu biết tôn giáo chỉ nằm trong đầu óc, khơng phải trong tim ta. Chúng ta hãnh diện đã nghiên cứu, nắm vững triết lý và thực hành của nhiều tơn giáo hồn cầu, nhưng thâm tâm ta vẫn mê muội, không được điều phục. Những người Tây tạng thường nói: "Bơ là để thuộc da, nhưng cái bình da đựng bơ vẫn cứng trơ không nao núng." Tri kiến tâm linh là cốt để giảm bớt thành kiến hạn cuộc, khắc phục mê muội. Thế nhưng người ta có thể hiểu biết nhiều về tôn giáo mà vẫn không thay đổi chút nào nhờ hiểu biết ấy. Nghiên cứu vấn đề tâm linh bằng tri thức thì trái tim ta vẫn bất động, khơng ảnh hưởng gì.

Chúng ta thiếu một nguồn cảm hứng hay sự gia trì cho tâm ta. Ta cần được thuyết phục bằng kinh nghiệm sống động về một thực tại tâm linh mãnh liệt cùng hiệu lực của nó, trong ta và ngồi ta. Nếu khơng, con mắt tuệ của ta vẫn khép lại, không thể thấy được thực tại sâu xa dù có nghiên cứu bao nhiêu sách vở.

Như chúng ta đã nói, chính bậc thầy là người cung cấp nguồn cảm hứng cần thiết ấy, cung cấp mối liên lạc giữa tâm ta và kinh nghiệm tâm linh thực thụ. Trong lối hành xử của bậc thầy, ta có thể trơng thấy tận mắt những hiệu quả tốt lành của sự luyện tâm theo từ bi và trí tuệ. Nhờ nghĩ đến cuộc đời tận tụy

của thầy ta đối với mọi người, không chút ngã ái, cũng như nghĩ đến nhiều đức tính khác nơi thầy, rồi nhờ tan hịa hệ phái của thầy vào tim ta, mà ta có thể thấm nhuần những đức tính giác ngộ. Nhiều thế hệ bậc thầy đã kinh nghiệm rằng thực hành những pháp quán ấy, đồng thời buông bỏ ngã chấp, sẽ có hiệu quả sâu xa, chuyển hóa được tri thức khơ khan thành tuệ giác. Khi thực hành đạo sư du già, cần phải kiên nhẫn tiến hành tuần tự, không nên miễn cưỡng làm cho xong việc. Nhất là việc xem thầy như vị thần trong thiền quán. Trong thực tế ta không thể đồng nhất như vậy, nếu chưa phát triển được phần nào những đức tính của vị thần trong chính tâm ta. Bởi thế không nên gắng gượng. Nếu sự tu tập những kỷ thuật mật tơng sâu xa này mà phải thối hóa thành một lễ tục bắt buộc, thì thật là điều quá tệ, không khác nào chỉ đi nhà thờ vì tục lệ xã hội bắt buộc. Để tránh điều này, ta phải làm cho việc tu tập phát triển từ từ. Cuối cùng khi đã quen thuộc với bản chất của tâm, với những đức tính của bậc thầy, với hiệu nghiệm của việc quán tưởng vị thần bằng ánh sáng, ta sẽ bắt đầu cảm thụ được sự thâm thúy của Đạo sư du già.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)