06 MỞ RỘNG CÕI LÕNG VÌ MÌNH HAY VÌ NGƯỜ
NHỮNG HIỂU SAI VỀ TÂM BỒ ĐỀ
Khi mới nghe qua về bồ đề tâm, nhiều người lầm lẫn nó với một tâm trạng ướt át cảm xúc, kiểu như "Ơi tơi mong mỏi xiết bao cho mọi người được sung sướng! Nghĩ đến sự đau khổ của họ tôi không chịu nổi." Họ cảm thấy quá thương tâm trước sự thiếu thốn cùng khổ của người khác đến nỗi họ đâm ra buồn nản. Bồ đề tâm hồn tồn khơng phải thế, nó khơng dính dấp gì đến thái độ cuống cuồng tê liệt của tâm hồn. Trái lại, bồ đề tâm thì trong sáng thoải mái, vừa có một trí tuệ bình thản mà vừa có tâm thương xót sâu xa. Đấy là thái độ mở rộng lòng, trải tâm quảng đại ra càng nhiều càng tốt.
Lại còn một ý tưởng sai lầm khác người ta thường có khi mới nghe giáo lý về tâm bồ đề. Khi nghe nói cần phát triển tồn vẹn tiềm năng nội tâm thì việc lợi tha mới hồn hảo, ta tưởng hiện tại mình khơng thể làm gì được để giúp ích, mà phải chờ đến khi thành phật. "Trước hết tôi phải rán học nhiều năm, rồi khởi sự tu tập. Sau một thời gian tôi sẽ phát tâm từ bỏ và tâm bồ đề, rồi sau một thời gian dài khi đạt giác ngộ, tôi sẽ khởi sự giúp đỡ người khác." Thái độ suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lạc, như thế là ta chỉ có rước lấy gánh nặng của một quan niệm chặt cứng về đường lối tu tập. Đó cũng là một cái tròng khác, một ảo tưởng khác. Nếu ta cương quyết tin vào một chương
trình cố định như thế cho cuộc đời mình, thì có thể rằng chưa gì cái chết đã tới, trong khi ta chưa cất được bước nào!
Sự thực là, trong khi luyện tâm từ, tâm bi, trí tuệ và những tri kiến khác đưa đến giác ngộ, là ta đang liên tục giúp đỡ người khác. Trước hết, chỉ cần sống một đời giản dị, tâm nguyện ln khắc phục thói ngã ái, là chúng ta đã làm lợi lạc người khác một cách tự nhiên. Thứ nữa, mỗi giai đoạn trong quá trình tu tập từ đầu chí cuối đều có năng lực và hiệu lực riêng, tu ngang chặng nào ta đều có thể giúp đỡ người khác theo chặng ấy. Một cách thực tiễn là ta nên giúp đỡ người khác theo giới hạn hiện tại của khả năng mình. Cái ý nghĩ rằng ta khơng làm được gì nếu chưa giác ngộ, kỳ thực chỉ là một ý tưởng ích kỷ, vơ minh, chứng tỏ hồn tồn khơng hiểu tu nghĩa là gì.
Sự hiểu lầm này có liên quan đến một thái độ ta vẫn có suốt đời. Chẳng hạn khi cịn đi học, ta nghĩ; "Tơi phải học những môn đáng chán này để thi đậu, lãnh bằng cấp, kiếm được việc làm tốt, được nhiều tiền, rồi tôi sẽ sung sướng." Những sự nhấn mạnh về tương lai kiểu như "Khi nào tơi có nhiều tiền" "khi nào tơi có nhà riêng" "Khi nào tơi về hưu"...dễ dàng chuyển qua lĩnh vực tu hành: "Chờ khi nào tôi tu xong" "Chờ khi nào tôi giác ngộ"... Nhưng suy nghĩ kiểu ấy thực hoàn toàn là vọng tưởng. Giấc mơ thiếu thực tế về một tương lai không tưởng ấy làm cho những hành vi hiện tại của ta cũng không thực tế chút nào.
Sự tu hành chân chính là việc mà ta luôn làm ngày này qua ngày khác. Hãy làm bất cứ gì có thể, với mức độ tri thức hiện tại, và cống hiến tất cả cho mọi người. Ta chỉ cần sống đời mình một cách giản dị, làm hết khả năng. Điều này sẽ vô cùng lợi lạc cho người khác; ta không cần phải đợi đến khi thành phật mới có thể khởi sự hành động.
---o0o---