NHÂN CÁCH TRONG MẬT TÔNG

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 92 - 93)

11 HÀNH XỬ NHƯ PHẬT

NHÂN CÁCH TRONG MẬT TÔNG

Nhiều người nói điều quan trọng khơng phải là thân thể, mà là thiền quán ở nội tâm. Nhưng nói thế là sai. Theo mật tơng, ta khơng thể nói tâm quan trọng hơn hay thân quan trọng hơn. Cả hai đều quan trọng ngang nhau. Trong pháp hành mật tông, thân thể được xem như một mảnh đất có nhiều mỏ quý. Mặc dù đau khổ, cái thân này của chúng ta vẫn chứa tài ngun vơ giá, đó là vàng kundalini, dầu hỏa kundalini.

Tất cả chúng ta ai cũng đã từng có lần cảm thọ thân lạc lớn lao. Một đôi khi, đang ngồi thư dãn ta bỗng có một cảm giác phúc lạc nồng nàn lan khắp

người. Kinh nghiệm này rất thường, không phải là một thực chứng cao siêu gì lắm. Nhưng nó cũng cho ta dấu hiệu về kho tàng lớn lao của năng lượng phúc lạc chứa trong thân ta ngay trong giờ phút hiện tại. Mục đích của mọi pháp du già, mọi luyện tập và thiền quán của tối thượng du già, chỉ là để khơi dậy, kiểm soát và xử dụng tài nguyên năng lượng đại lạc ấy để đạt đến tồn giác. Bởi vì, miễn sao đầu óc bạn vẫn tỉnh táo và có thể duy trì chính niệm, thì bạn có thưởng thức bao nhiêu lạc thú cũng khơng sao. Bạn có thể gọi lạc ấy là lạc sinh tử, lạc thế gian, hay gì gì cũng được, nó vẫn có thể đưa đến giải thốt.

Tinh túy của mật tơng là xử lý lạc thú một cách thiện xảo. Người có đủ tư cách để thực hành mật tơng là một người "chịu chơi", với người ấy việc xử lý lạc thú trở thành một phương tiện giúp họ giải thoát. Đây là nhân cách mật tông. Nếu một người chỉ biết cách chịu đựng đau khổ, thì mật tơng chẳng giúp ích gì cho họ được. Cũng giống như một lị ngun tử khơng có nhiên liệu, một con người như thế sẽ khơng có tài ngun để xử dụng cho những chuyển hóa cần thiết.

Tuy vậy, tài nguyên lạc thú đã sẵn có trong thân thể con người chúng ta. Đây là lý do chính yếu tại sao ta xem thân người là vơ cùng q báu. Điều ta cần có, là một phương pháp thiện xảo để khơi dậy và xử dụng tài nguyên ấy, ngõ hầu đem lại hạnh phúc tồn vẹn khơng những cho chính ta, mà cho tất cả mọi người. Muốn thế, ta phải đoạn trừ thói quen nhìn những kinh nghiệm trong đời mình bằng một cái tâm khổ sở, với những dự phóng đau buồn. Ta phải cơng nhận rằng chính ta đã tạo ra mọi rắc rối. Khơng nên đổ thừa cho xã hội, cho cha mẹ hay bạn bè; không nên trách cứ bất kỳ ai. Những rắc rối của ta do chính tâm ta tự tạo. Nhưng cũng như ta đã sáng tạo tất cả rắc rối cho chính mình, ta cũng là kẻ sáng tạo ra giải thốt cho chính mình, và mọi thứ cần thiết để đạt đến giải thoát lạc này vốn đã được chứa đựng trong thân tâm ta hiện tại.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)