08 -TÍNH TRONG SÁNG CỦA TÂM
CHUẨN BỊ KHOẢNG TRỐNG NHỜ "KHÔNG THẤY"
Như ta đã nói, ba điều kiện tiên quyết của sự thực hành mật tông là từ bỏ, bồ đề tâm và chính kiến về Tính khơng. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa cần phải thực chứng ba điều ấy một cách viên mãn ta mới có thể khởi sự tu mật tơng. Một hiểu biết chính xác cũng đã đủ để khởi hành.
Ví dụ thực chứng Tính khơng -bản chất tối hậu của các pháp- là một thành tựu sâu xa. Nếu phải đợi đến khi ấy mới có thể tu mật tơng, thì bao giờ ta mới tu được? Có lẽ khơng bao giờ. Nhưng may thay không phải vậy. Muốn tu tập các loại chuyển hóa của mật tông, ta chỉ cần có khả năng nới lỏng phần nào ngã chấp là đủ. Ta không cần phải thực chứng tồn vẹn tính phi thực của cái tơi, song quả thực ta cần có khả năng dành một ít khoảng trống trong cái tâm phàm tình của ta.
Những lạt ma Tây tạng thường nói: "Khơng thấy là cái thấy tồn vẹn." Có lẽ đây là một lời nói lạ lùng, nhưng có một ý nghĩa thâm thúy. Nó diễn đạt kinh nghiệm của thiền giả cao thâm về thực tại khoáng đạt, phổ quát, kinh nghiệm vượt ngoài nhị nguyên.
Trong kinh nghiệm phàm tình, chúng ta thường bị tràn ngập bởi vơ số nhận thức và quan niệm đối đãi. Hàng ngày ta bị lơi cuốn bởi những đối tượng ta khối và chán ghét những đối tượng làm ta khó chịu. Mang nặng một ý thức hẹp hòi về bản ngã, ta để hết thì giờ chạy theo cái này, tránh xa cái khác. Như đã nói, ta có thói quen thâm căn cố đế là nhìn sự vật theo kiểu nhị
nguyên đối đãi hoặc xấu hoặc tốt, và tin vào sự phân biệt so đo của mình. Thói ấy chỉ tổ đưa ta đến rối ren bất mãn khơng ngừng tái diễn. Nhưng ta có thể đào luyện một lối nhìn khác hẳn. Khi đã chán chường cuộc chạy lòng vòng hụt hơi trong sinh tử bất tận, ta có thể luyện tập một sự tỉnh giác sắc bén để nhìn thẳng vào cái cách hiện hữu thực thụ của mọi sự vật.
Sự luyện tập này tiến hành qua nhiều giai đoạn, có giai đoạn cần nhiều phân tích và khái niệm, có giai đoạn phải kinh nghiệm trực tiếp. Cuối cùng, khi ta đã an trú kinh nghiệm về tính khống đạt, thì những tướng trước kia có vẻ chắc thực bắt đầu tan biến. Như những đám mây tan biến trong bầu trời mùa hạ, những cái thấy nhị nguyên của ta chấm dứt, chỉ cịn lại khơng gian trong sáng của bất nhị. Trong khoảng khơng ấy khơng có những phân biệt rõ rệt đây và kia, tâm ta cảm thấy an tịnh, vơ biên, thốt ngoài mọi giới hạn. Khơng cịn bận tâm tới sự "thấy" chấp tướng thường ngày, chúng ta thâm nhập vào cái thấy toàn vẹn của kinh nghiệm bất nhị.
Đừng tưởng tâm ta khi ấy rơi vào một trạng thái trống rỗng như giấc ngủ, trái lại nó hồn tồn tỉnh thức và bén nhạy- khơng chối bỏ gì hay xác quyết gì, mà chấp nhận mọi sự. Thay vì cảm thấy bị vướng bẫy, bị hạn cuộc, bị bắt buộc tái diễn mãi những tấn tuồng vô vị của bản ngã, chúng ta khởi sự nếm vị giải thốt chân thực của tâm thức khơng cịn vướng mắc. Sự giải thốt này có thể đạt được, chính vì cái tâm nơng cạn, ước lệ, bốc đồng, nhị nguyên không phải là bản chất thực thụ của ta. Bản chất căn để của ta vốn sáng sạch như pha lê, khơng có chỗ cho ý tưởng tự thương thân trách phận; ý tưởng này tự động tan biến, và cùng với nó, tất cả những giới hạn giam giữ ta cũng tan mất.
Khi an trú trong trạng thái tâm trong sáng tự nhiên, ta sẽ có thì giờ và khoảng trống để nhìn sự vật khơng mê lầm. Ta lại cịn có thể làm cơng việc hàng ngày của ta một cách tốt đẹp hơn. Nhiều người ngạc nhiên về điều này, họ bảo: "Nếu tơi để cho tâm mình trở về trạng thái tự nhiên đơn thuần của nó, làm sao tơi có thể sống trong cuộc đời phức tạp này? Làm sao tơi có thể đi chỗ này chỗ kia? Làm sao tơi có thể duy trì cơng việc? Làm sao tơi có thể nấu một bữa ăn? Làm sao tơi có thể làm bất cứ gì?" Nhưng lo sợ như thế là vơ lối. Vì sự thực là, tâm trạng có sáng suốt trong lặng, ta mới có thể đặt hết chú ý vào cơng việc, và làm việc một cách tốt đẹp. Rắc rối phát sinh là khi ta không sống trong trạng thái tâm tự nhiên. Khi ấy bất cứ đang làm gì, tâm bạn cũng hướng về một cái gì khác. Đáng lẽ để ý vào cơng việc trong khi lau nhà, tâm bạn lại nghĩ đến chuyện đi biển và ăn kem. Chính lúc ấy bạn mới gặp rắc rối.
---o0o---