NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÂM THỨC

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 55 - 57)

08 -TÍNH TRONG SÁNG CỦA TÂM

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÂM THỨC

Theo quan điểm Phật giáo, tất cả những hoàn cảnh ta gặp trong đời đều là những biểu hiện của tâm ta. Đây là tri kiến cốt tủy của đạo Phật. Cảnh ngộ khổ đau rắc rối xuất phát từ một tâm rắc rối khổ đau, và bất cứ hạnh phúc nào ta nếm trải- từ lạc thú tầm thường cho đến tịnh lạc của giác ngộ- đều có gốc rễ nơi tâm.

Khi nhìn lại đời mình, ta có thể dễ dàng thấy nó tồn do tâm ta điều khiển, nhất là cái tâm bám víu. Chúng ta khơng ngừng nghĩ đến chuyện đi đây đi đó, có được cái này cái khác, rồi hành động theo những ước muốn này để theo đuổi sự thỏa mãn.

Không những cái tâm lăng xăng của ta luôn nảy sinh những ý tưởng mới, mà ta cịn có khuynh hướng đi theo sự dẫn đạo của chúng, bất kỳ chúng đưa ta đến đâu. Hậu quả là ta cứ bị cám dỗ chuyển từ cảnh ngộ này đến cảnh ngộ khác với hi vọng được hạnh phúc, thế nhưng cuối cùng ta chỉ có rước lấy mệt mỏi thất vọng. Giải pháp không phải là ức chế những ý tưởng và ham muốn của mình, vì điều này khơng thể, chẳng khác nào đè nén cái nắp nồi nước sơi sục để ngăn nó đừng sơi. Phương pháp có lý duy nhất là tập quan sát những ý nghĩ của ta, nhưng không làm theo chúng. Điều này làm cho chúng hết năng lực cưỡng bức ta, cũng như đem nồi nước sơi ra khỏi lị lửa. Cuối cùng sự yên tĩnh trong sáng sẽ trở lại.

Con người chúng ta thường rất hãnh diện về khả năng suy tư của mình, thế nhưng có lắm sự suy nghĩ của ta đã làm cho sự thể trở nên rắc rối một cách không thể tưởng tượng. Thử nhìn chỉ một mảnh giấy gói sơ cơ la cũng đầy ắp thông tin và quảng cáo. Ta cứ nghĩ là cái khả năng đẻ ra thật nhiều tư tưởng từ một vật đơn giản duy nhất đó là một dấu hiệu của trí thơng minh,

song phần lớn những gì ta làm với trí thơng minh ấy quả thực thiếu tự nhiên, và hoàn tồn khơng cần thiết.

Dĩ nhiên óc duy lý của chúng ta- cái tâm thô động vướng mắc vào những giá trị xã hội- luôn tin tưởng mọi việc ta làm đều quan trọng. Nhưng ta không nên khờ dại tin đấy là chân lý. Có thể ta phải chấp nhận nhiều điều để sống hàng ngày, nhưng không cần phải tin tưởng vào chúng. Và khi tâm đang rối ren, ta cũng khơng nên tin chính mình.

Điều ấy có nghĩa mọi sự ta làm và nghĩ đều sai chăng? Khơng, vẫn có một vài sự thực nơi những gì đang xảy đến. Ví dụ, dù bầu trời bản chất vốn sạch sẽ trong suốt, song bầu khí ơ nhiễm phảng phất trong đó cũng có thực. Điều tơi muốn nói là ta khơng nên tin những ý nghĩ của mình tuyệt đối đúng. Sự ơ nhiễm khơng khí có thể có, song nó khơng phải thực hữu biệt lập. Tương tự, những ý nghĩ của ta có thể đúng phần nào, nhưng nếu ta tin chúng tuyệt đối đúng, thì sai.

Vậy ta nên tập duy trì ý thức sáng suốt đồng thời cắt đứt thói quen chấp nhận hoặc bác bỏ. Thơng thường, ta ưa có phản ứng nhị nguyên. Chẳng hạn khi thấy ai cho bạn ta một thỏi sô cô la, ta tự hỏi: "Tại sao cô ấy không cho tôi? Bạn tôi thực may mắn, tôi không may." Tâm ta không ngừng nghiền ngẫm đủ thứ tư tưởng nhị nguyên bá láp như thế, và cuộc đời ta cũng phản ảnh sự rắc rối này. Một hậu quả là những tương giao của ta với mọi người và vật đều mong manh bất ổn. Mới đầu hơm ta khối người bạn mới, mà ngay hôm sau ta đã cho bạn ra rìa. Hơm nay ta thích một món đồ, hơm sau ta đã chán khơng muốn nhìn đến nó. Sự thay đổi không ngừng những ưa và chán ấy nơi ta cũng là một dấu hiệu chứng tỏ thơng thường cái gì ta nghĩ là tuyệt đối hay, đúng, thực ra đều lầm, chỉ là những phóng chiếu từ một tâm thức mê tín rối ren.

Thế nhưng, cũng có lúc tính rắc rối nhị nguyên này lắng xuống, khi ấy ta cảm được tính trong sáng tĩnh lặng của tâm. Sự an bình nội tâm mà ta cảm được vào những lúc ấy thực khôn tả, vượt xa những loại lạc phù du mà giác quan ta theo đuổi. Nhưng có được hỉ lạc nội tâm này một hai lần chưa đủ, nó khơng đưa đến thực chứng bền bỉ nào. Trái lại, ta phải luyện tập liên tục để có thể cắt đứt những khái niệm nhị nguyên mê muội và an trú không xao lãng trong nền tảng trong sáng của tâm. Nếu ta theo một phương pháp đã được thực nghiệm như phương pháp mật tơng, thì tính giác về bản tâm trong sáng của ta sẽ trở nên bất khả hoại, và ta sẽ khơng cịn bị những mê tín nhị nguyên khống chế.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)