TRUYỀN ĐẠT BẰNG SỰ GIA TRÌ

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 64 - 66)

09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP

TRUYỀN ĐẠT BẰNG SỰ GIA TRÌ

Muốn tiến trên con đường mật tông để đạt đến sự viên mãn cho tự thân, cần có sự gặp gỡ giữa bậc thầy bên trong và bậc thầy bên ngoài. Khả

năng giác ngộ của chúng ta phải được thêm sức, phải được cảm hứng nhờ tiếp xúc với một người nào đã phát triển tiềm năng ấy đến chỗ viên mãn. Mỗi pháp tu Mật tông tập trung vào một vị trời thiền biểu trưng cho một khía cạnh đặc biệt của cái tâm toàn giác. Và cũng như cái tâm chấp ngã phàm tình đã tạo ra hồn cảnh giới hạn của riêng nó, tâm hồn tồn giác ngộ của một vị thần sẽ tạo ra hoàn cảnh đã được chuyển hóa trong đó tâm ấy vận hành để lợi lạc cho người khác. Sự phối hợp giữa vị thần và hoàn cảnh đã được chuyển hóa ấy, gọi là một Mandala, và nếu muốn thể hiện một vị thần nào đó trong tâm mình, trước hết ta phải được giới thiệu vào Mandala của vị ấy nhờ một bậc thầy mật tông đủ tư cách. Chỉ khi ấy những tu tập về chuyển hóa bản thân mới có thể thành đạt.

Mỗi vị thần mật tơng có một hệ truyền thừa không gián đoạn gồm những hành giả thuộc hệ phái ấy. Một hệ phái chân thực đáng tin cậy thì phải bắt nguồn từ kinh nghiệm giác ngộ của vị thầy chân chính. Hơn nữa kinh nghiệm này cần phải được truyền thừa đến chúng ta qua một chuỗi không gián đoạn gồm những hành giả uyên thâm, mỗi người đều đã thực chứng nhờ viên mãn những pháp hành trì về vị thần liên hệ. Sức mạnh của mật tơng - tantra có nghĩa đen là sự tương tục - nằm trong sự duy trì và truyền đạt kinh nghiệm giác ngộ qua một hệ phái hành giả liên tục không gián đoạn. Bởi thế điều cần thiết là phải thiết lập được liên lạc với hệ truyền thừa sinh động ấy nếu muốn tự chuyển hóa mình. Cách thức để làm cuộc tiếp xúc ấy là qua một lễ nhập mơn (hay qn đảnh, hay gia trì.)

Thụ pháp quán đảnh hay gia trì là cốt để đánh thức một loại năng lượng đặc biệt trong tâm ta. Nhờ thiết lập một tương quan mật thiết với bậc thầy, sự tiếp xúc ấy đánh động cái tiềm năng trong tâm ta để đi con đường mật tông đến chỗ viên mãn. Nhập môn là một hành vi thiền định mà thầy trò cùng san sẻ; chứ không phải chuyện một ông thầy cổ quái nào từ Tây tạng sang làm pháp thuật để ban cho bạn những quyền năng ghê gớm như hàng phục rắn và bị cạp ! Đừng nên hiểu nghĩa gia trì theo kiểu ấy. Chúng ta cũng không bận tâm đến những khía cạnh hình thức của cuộc lễ như cầu nguyện đọc tụng, rung chng v.v...Điều cần hiểu là sự gia trì có thâm ý lớn lao.

Câu chuyện kỳ diệu về hành giả tu chứng rất cao ở Ấn vào thế kỷ thứ 10 tên Tilopa và môn đệ Naropa của ông chứng minh được bản chất cốt yếu của sự gia trì trong mật tơng. Đã nhiều năm, Naropa mong muốn thọ pháp gia trì từ bậc thầy Tilopa, và thường lặp lại lời thỉnh cầu. Vốn là một bậc thầy hành tung quái dị khó dị, Tilopa khơng bao giờ đáp ứng lời cầu xin ấy. Lúc thì

ơng giả vờ không nghe, lúc lại đánh trống lấp bằng cách nói những câu hồn tồn vơ nghĩa. Nhưng Naropa vẫn kiên trì.

Một ngày kia sau 12 năm chung sống- trong thời gian đó Tilopa đã đặt mơn đệ vào vơ số tình huống thử thách đầy hiểm nguy- khi hai thầy trò đang đi bộ qua một sa mạc nóng cháy, Tilopa đột ngột tuyên bố: "Bây giờ đúng là lúc nên làm lễ nhập môn. Hãy đem cho ta một mandala!" Trong câu này thì Mandala có nghĩa là một phẩm vật hiến dâng tượng trưng cho toàn thể vũ trụ, và theo truyền thống, khi đệ tử dâng thầy một mandala để xin được nhập môn, mandala ấy phải gồm những vật quý giá và bày biện đẹp đẽ. Nhưng giữa sa mạc mênh mơng chẳng có thứ gì ngồi đất cát, Naropa bèn tiểu tiện xuống đấy để có thể nắn một hình mandala thơ sơ. Tilopa nhận món lễ vật quái dị ấy và ban phép "gia trì" bằng cách ném nó vào đầu đệ tử cho vỡ nát! Tâm của Naropa lúc ấy bị cuốn hút bởi lối gia trì bất thường kia một cách sâu xa đến độ ông ta nhập ngay vào một định chứng đầy phúc lạc. Rất lâu, khi cuối cùng ông xuất khỏi định chứng sâu xa ấy, thầy ông đã biến mất. Nhưng Naropa đã nhận được cái mà ơng đã bao năm chờ đợi, đó là sự trao truyền tuệ giác thực thụ.

Câu chuyện này kể ra cốt để nhấn mạnh rằng một phép gia trì không phải đơn giản chỉ là nghi lễ. Hoàn tồn khơng phải thế. Đấy là một loại truyền thông đặt biệt giữa thầy và môn đệ; và bởi thế nó tùy thuộc rất nhiều vào sự mở lịng ra của mơn đệ và trình độ tu tập của ơng ta cũng như vào sự thực chứng của bậc thầy. Mối truyền thông mật thiết ấy khởi động bản chất sâu xa của chúng ta đến độ ta được thêm năng lực để thực hành không gián đoạn và viên mãn tất cả những thực chứng trên đường tu tập.

Nhiều người phương đơng cũng như phương tây có những ý tưởng nhầm lẫn về lễ nhập mơn hay gia trì của mật tơng. Họ tưởng chỉ có việc tham gia cuộc lễ, bậc thầy sẽ làm tất cả mọi sự. "Ngài sẽ cho một điều gì đặc biệt, và tơi sẽ nhận được, miễn tơi có mặt." Nhưng thế là q thụ động. Sự gia trì đích thực chỉ xảy đến khi có sự tham dự tích cực của cả thầy lẫn đệ tử. Đấy là khi hai tâm hồn cùng san sẻ một kinh nghiệm. Chỉ khi điều này xảy đến ta mới có thể nói pháp gia trì đã thực sự diễn ra.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)