09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP
PHÁP HÀNH ĐẠO SƯ DU GIÀ
Khi đã thọ pháp nhập môn để hành trì một pháp quán đặc biệt về vị thần nào đó, ta có thể khởi tu quán hàng ngày về "sadhana" của vị thần ấy. Một trong những pháp thiền đầu tiên của "sadhana" (những chỉ dẫn từng bước để thực hành pháp thiền quán liên hệ đến một vị thần mật tông) là Đạo sư Du già, vắn tắt như sau. Quán tưởng trước mặt hoặc trên đỉnh đầu mình, vị thần thiền chính yếu của mật điển mà ta đang thực hành, hình ảnh vị ấy được vây quanh bởi những bậc thầy trong hệ phái. Những bậc thầy hệ phái này là những người đã truyền thừa giáo lý và thực chứng pháp quán ta hành trì, gồm từ sơ tổ cho đến vị thầy hiện tại, vị thầy mà ta đã thọ pháp nhập môn.
Sau đó ta khẩn cầu những thành phần trong hội chúng ấy ban cho ta niềm cảm hứng và ân phước. Đáp ứng lời thỉnh cầu này, những vị ấy tan hòa thành ánh sáng nhập vào trong ta xuyên qua đỉnh đầu đi xuống huyệt đạo trung ương (xem chương 10) và tan vào trong tim ta. Khi điều này xảy đến thì mọi danh tướng nhị ngun phàm tình đều tan vào khoảng khơng trong sáng của tính khơng. Khi ấy ta thiền quán cái cảm giác rằng bậc thầy, vị thần, và bản tâm ta, cả ba đã trở thành một thực thể bất khả phân.
Tinh túy bậc thầy là trí tuệ, trạng thái tâm hồn tồn trong sáng trong đó lạc và tuệ -sự thực chứng Tính Khơng- chỉ là một. Bởi thế khi quán tưởng vị thầy tan vào trong tim mình, ta phải có cảm giác một dấu ấn bất khả hoại của trí tuệ ấy đang ấn sâu vào đáy tim ta. Từ giây phút ấy về sau, ta phải thường xuyên nhớ lại kinh nghiệm nội tâm này về đại lạc và trí bất nhị, dù có gặp hoàn cảnh nào đi nữa. Nếu chính niệm về kinh nghiệm nội tâm này suy giảm, ta sẽ dễ dàng rơi vào ảnh hưởng của kinh nghiệm giác quan thô động, và hỉ lạc nội tâm về trí bất nhị cuối cùng sẽ hồn tồn tan biến.
Khi quán tưởng bậc thầy mình như vị thần thiền, ta nên đặc biệt nghĩ đến lòng tử tế và sự quan tâm của thầy đối với ta. Nói đơn giản, mặc dù vị thầy như trời thần ấy không phải là cha, mẹ, hay người thân của tôi, vị ấy đã lo cho tơi khơng khác gì những người thân ấy. Dường như thầy chỉ hiện hữu vì tơi, cho tơi có thể phát triển một thân tâm lành mạnh thù thắng. Đấy là cách ta nên nghĩ về vị thầy như trời thần khi thiền quán.
Nhờ quán tưởng theo cách trên, nghĩ đến sự tử tế của thầy đối với ta, mà một giây liên hệ mãnh liệt được thiết lập. Thay vì quán một hình ảnh mơ hồ khơng có tính người, ta qn bản chất vị thần khơng khác gì bậc thầy từ bi vô lượng của ta. Bằng cách ấy một cảm giác thân thiết vô cùng sẽ phát sinh. Do cảm giác mật thiết này, và cũng vì vị thần được quán thành một thực thể ánh sáng tuyệt đẹp, mà cảm hứng có thể đến với bạn rất nhanh. Sự quán tưởng của bạn như nam châm cuốn hút cảm hứng và phúc lạc, nhờ vậy bạn có thể khai triển những thực chứng. Chung quy đây là tồn thể mục đích của pháp hành trì đạo sư du già. Mục đích của sự nhìn thấy bậc thầy dưới hình dạng cao siêu thù thắng hồn tồn khơng cốt để làm lợi cho bậc thầy- một bậc thầy chân chính khơng cần gì đến sự tơn vinh ấy- mà chỉ cốt để thúc nhanh sự tiến bộ tâm linh của ta.
---o0o---