NGÃ CHẤP VÀ BẤT AN

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 46 - 47)

07 -HÕA TAN NHỮNG GIỚI HẠN TỰ TẠO GÁNH NẶNG CỦA KIẾN CHẤP SAI LẦM

NGÃ CHẤP VÀ BẤT AN

Khơng những mọi sự bên ngồi khơng có thực tính khách quan như ta tưởng, mà ngay cả ý thức về cái ngã bên trong cũng vậy. Theo bản năng, ta có cảm giác mình thực sự hiện hữu, rõ ràng có chất lượng lắm. Ta khơng hồi nghi gì về cái tơi sờ sờ này cả, và dường như thực phi lý nếu xem nó cũng chỉ là một ảo tưởng. Tuy nhiên nếu chịu khó tìm cho ra cái tơi thực thụ, ta sẽ thấy khơng thể nói nó ở đâu. Đầu, tay, chân hay bất cứ thân phần nào khác của ta đều không thực là ta. Về tâm ta cũng thế: không một ý tưởng hay cảm xúc nào trong vô số ý tưởng cảm xúc liên tục khởi lên và biến mất trong ta, thực sự là cái ta. Và dĩ nhiên khơng thể tìm cái ý thức chắc chắn về bản ngã này ở đâu khác ngoài cái hợp thể thân tâm này. Mặc dù khơng thể tìm đâu ở trong hay ngoài thân tâm này, một cái ngã độc lập tự hữu, thế mà ta vẫn bám lấy cái ngã một cách chặt chẽ thâm căn cố đế, như thể nó là một cái gì rất thực. Niềm tin bẩm sinh này vào một cái khơng có thực, nguồn gốc căn để của mọi rắc rối, có thể gọi là sự "chấp thủ bản ngã". Cái tín ngưỡng sai lầm này khơng do ai dạy, nó đã sinh ra cùng với ta từ thuở ta mới lọt lịng. Quả thế, đầu tiên cũng chính sự chấp thủ bản ngã này đã thúc đẩy ta tái sinh.

Ngã chấp bám lấy quan niệm sai lầm của nó như thế nào? Ta có thể có một khái niệm về điều này khi nhìn vào những ý tưởng mình một lúc: "Tâm tơi đang giải thích thực tại như thế nào ? Nó nghĩ tơi là ai?" Nếu tra tầm sắc bén, ta sẽ khám phá ta mang theo mình một thứ quan niệm có sẵn, cụ thể về chính mình, "Đây đích thực là tơi" và quan niệm ấy khơng liên can gì đến thực tại.

Vì quan niệm có cái tơi, ta nghĩ "Chắc chắn tơi phải hiện hữu ở đâu đó, tơi có thực." Khơng bao giờ ta chịu xét cái mà ta cho thực là cái tôi, chỉ là hậu quả của sự đặt tên, gán nhãn hiệu cho một nhóm thành phần tâm vật lý ln ln thay đổi. Ngã chấp nơi ta nhất định không công nhận cái tôi chỉ là một giả danh, một tên gọi, vì nó cố thiết lập và duy trì ý thức cố định bảo đảm về một tự ngã đồng nhất. Nó cả quyết "tơi thực hữu một cách độc lập nội tại.

Tôi không phải là một cái gì do mê tín hơ triệu lên." Nhưng sự xác quyết này hoàn toàn sai. Đấy gọi là tà kiến, căn để mọi rắc rối của chúng ta.

Chúng ta quá quen thuộc với những tướng cụ thể bề ngoài, đến nỗi thực khơng dễ gì bỗng chốc chuyển thành một lối nhìn bng lỏng hơn, thoải mái hơn. Bản ngã ta- đúng ra, sự chấp ngã nơi ta - vơ cùng mãnh liệt, nó chống lại bất cứ quan điểm nào đe dọa sự an ninh của nó. Nó bị giao động sâu xa khi nghe nói cái tơi cũng như bất cứ gì khác, chỉ là do tâm phân biệt khéo vẽ vời. Bởi vậy ta phải chờ đợi gặp nhiều kháng cự khi thiền quán về tính phi thực của cái ngã. Đây là chuyện tự nhiên; chính ngã chấp thâm căn cố đế trong ta đang chống lại sự hủy diệt.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)