08 -TÍNH TRONG SÁNG CỦA TÂM
TÍNH TRONG SÁNG,TÌNH YÊU VÀ AN LẠC
Tính trong sáng an bình sâu xa của bản tâm ta vốn có bản chất yêu thương; trong bầu khơng khí an tịnh ấy, thù ghét và tức giận khơng cịn chỗ đứng. Khi an trú trong trạng thái tỉnh giác sâu xa này, thì ác ý khơng có cơ hội giao động tâm ta. Bấy giờ ta không cần lập nguyện sống trong sạch hay thề khơng giận dữ, vì từ thẳm sâu bản thể, tình u và thiện tính khởi lên một cách tự nhiên không cần nỗ lực.
Khi cảm thức khoáng đạt này tăng dần, khi ta đã thấy đúng tính phi thực, vơ tự tính của vạn pháp, thì cảm giác "ta và vạn vật nhất thể" sẽ khởi lên trong tâm. Thay vì cảm thấy ngột ngạt, bị áp bức bởi hoàn cảnh xung quanh, do thấy cái ta đối lập với chúng nó, ta cảm thấy dường như có đủ chỗ cho mọi sự trên đời. Có khoảng trống dành cho tất cả. Trong khơng gian trong suốt của bất nhị, mọi sự tuôn chảy thoải mái trong một tiến trình đến và đi, tăng trưởng và chết, sinh và diệt. Trong cái không gian lớn rộng của thực tại vơ tự tính, vạn pháp vận hành tự do thoải mái khơng chướng ngại gì nhau. Khơng có mâu thuẫn, khơng có rối ren, tách biệt. Thay vì cảm thấy xa lạ với hồn cảnh xung quanh, với người khác, với cả chính mình, ta lại có kinh nghiệm đại đồng, hòa điệu.
Khi trực nhận bản tính con người chúng ta vốn trong sáng thuần tịnh, ta có thể cắt đứt mọi khái niệm cục bộ, hạn cuộc, tự giam hãm mình. Trong khơng gian trong sáng của tâm thức hoàn toàn bng thư, khơng có phân biệt giữa tự và tha. Cái này khơng tốt hơn cũng không xấu hơn cái khác. Cuối cùng, khơng có tốt và xấu, tịnh và bất tịnh. Tồn bộ mục đích tu thiền hay cầu nguyện hay bất cứ pháp mơn nào, chính là để đi sâu vào bản chất con người, chạm đến cốt lõi là nguyên lý tồn diện, bất nhị. Đạt đến kinh nghiệm ấy thì khơng có chỗ cho khái niệm, cảm xúc, tình cảm nặng nề. Chỉ là như vậy, sự an bình lớn lao, thỏa mãn lớn lao.
---o0o---