09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP
LIÊN TỤC NHẬN RA TÍNH NHẤT THỂ
Thấy bậc thầy, vị thần và bản tâm ta là một thực thể duy nhất, không phải là điều chỉ cần làm trong thời thiền quán. Ta phải thực hành đạo sư du già- tự đồng hóa với Phật tính cốt tủy của bậc thầy- trong mọi lúc của đời ta. Thay vì nghĩ đến cái tâm bất mãn khốn khổ của mình, ta nên nhận chân Nhất thể giữa bản tâm ta với bậc thầy bên trong. Khi tâm chấp ngã khởi lên, thì thay vì thêm nhiên liệu cho nó bằng cách lao mình vào tâm trạng mê muội, ta nên cố nhận ra tâm ấy có bản chất Thầy-Phật, đó là pháp thân (xem
chương 10). Khi ấy năng lượng của tâm mê được xử dụng để chuyển thành trí tuệ. Đây là giáo lý nổi bật của mật tông.
Nhưng muốn thành tựu sự chuyển hóa sâu xa này, ta phải liên tục thực hành đạo sư du già. Phải thân thiết với lối nhìn bậc thầy, vị thần và bản tâm mình cốt lõi chỉ là một. Tác phẩm Cúng dường đạo sư nói: "Ngài là bậc thầy, là thần nam, thần nữ, thần hộ pháp." Để giải thích điều này ta có thể mượn hình ảnh Kitơ giáo, một truyền thống tâm linh dựa trên hiện hữu của một thượng đế duy nhất, một thực tại tuyệt đối. Mặc dù thượng đế thể hiện dưới ba phương diện Cha, con và thánh thần, tinh túy thượng đế chỉ là một, đó là nguyên lý Toàn thể. Tương tự, mật điển nói đến nhiều vị thần khác nhau, nam thần, nữ thần, thần hộ pháp..., nhưng có lúc tất cả những thực thể này phải được xem như một tổng thể duy nhất. Khi đã thực chứng toàn thể tiềm năng nội tâm, thì chính bạn trở thành một vị Phật. Đấy là mục đích tối hậu của đạo sư du già.
---o0o---