BẬC THẦY NỘI TÂM VÀ BẬC THẦY BÊN NGOÀ

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 61 - 63)

09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP

BẬC THẦY NỘI TÂM VÀ BẬC THẦY BÊN NGOÀ

Những kinh điển mật tơng thường nói rằng tất cả thực chứng đều phát sinh từ bậc thầy. Điều này đúng, nhưng ta phải hiểu rằng "thầy" có hai mức độ ý nghĩa khác nhau. Bậc thầy khách quan tương đối là người chỉ cho ta bằng nhiều cách, làm thế nào để khám phá sự tồn vẹn của chính mình. Nhưng trên phương diện sâu xa hơn, bậc thầy chính là trí tuệ, tính trong sáng căn để của tâm ta.

Cùng một lời dạy, cùng một bậc thầy, mà phản ứng người nghe không ai giống ai. Có người khơng hiểu giáo lý ngay cả trên bình diện tri thức; có người hiểu được nhưng khơng thể đi sâu vào ý nghĩa. Nhưng cũng có người vượt ngồi danh từ khái niệm, hồn tồn hịa nhập với bi và trí của bậc thầy. Những phản ứng ấy đều do mỗi người đạt một trình độ khác nhau về tiến hóa tri thức và tâm linh. Càng giao cảm với bậc thầy nội tâm, người học càng thâm hiểu giáo lý sâu sắc.

Trên thực tế, vị thầy tương đối bên ngoài dù nỗ lực bao nhiêu cũng không bảo đảm cho ta đạt thực chứng. Nhưng bậc thầy bên trong, trí tuệ sáng suốt của chính ta, thì có thể hồn thành tất cả mọi sự. Bởi thế, pháp hành trì đạo sư du già cốt yếu là một phương pháp để học cách lắng nghe tiếng nói của bậc thầy nội tâm ấy.

Thơng thường, mặc dù ta có tiếng nói nội tâm của trí tuệ, nhưng ta khơng lắng nghe nó nói. Ta lại cịn khơng biết đến tiếng nói ấy, vì ta ln ln bận nghe tiếng lải nhải của những tâm lý nhị nguyên thô trọng trong ta. Ta đã quá quen thuộc với tiếng nói này tới nỗi khi trí tuệ trực giác phát sinh, ta thường chối bỏ nó. Nhờ thực hành đạo sư du già, ta có thể đoạn tuyệt quan hệ thơ thiển với thế gian để tiếp xúc với trí tuệ bẩm sinh. Khi ấy, ta cịn có thể tương quan mật thiết sâu xa với bậc thầy bên ngoài. Nhưng khi mất liên lạc với bậc thầy nội tâm, thì dù giáo lý bậc thầy bên ngồi có sâu sắc đến đâu, ta cũng không bao giờ hội nhập được.

Nhưng nói thế khơng có nghĩa là vị thầy bên ngồi khơng quan trọng. Trái lại, vị ấy hết sức cần thiết. Mặc dù sự thực là giáo lý mật tơng của đức Thích ca mâu ni đã hiện hữu trên 2500 năm, song đối với ta giáo lý ấy kể như không nếu ta không gặp được một bậc thầy mật tơng đủ tư cách. Khi ấy thì giáo lý mật tơng có thực đối với ta hay khơng? Dù chư tổ Naropa, Marpa và Tsongkapa có những lối giải thích phong phú đến đâu, ta có thể biến mật tông thành chân lý dành cho ta không, nếu ta chưa được bậc thầy nào khai thị? Dĩ nhiên là không. Về kinh giáo cũng vậy, sự kiện đức Phật giảng giáo

lý Tứ đế rất lâu xa về trước cũng không làm cho giáo lý ấy là thực hữu đối với ta. Giáo lý ấy chỉ trở thành hiện thực đối với ta khi ta đã thực chứng giáo lý, nhờ gặp được một vị thầy có thể khai thị một cách sáng sủa cho ta hiểu. Nếu khơng có tấm gương sống động và cảm hứng từ bậc thầy bên ngồi, thì trí tuệ nội tâm ta vẫn yếu ớt, không phát triển được.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)