TIẾN TRÌNH CHẾT

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 78 - 80)

10 DẪN NHẬP TỐI THƯỢNG DU GIÀ THÂN KIM CUƠNG VÀ TÂM THƯỜNG TRỤ

TIẾN TRÌNH CHẾT

Khi đạt toàn giác, ba thân phật (Pháp thân, báo thân, ứng thân) đồng thời thành tựu. Nhưng theo pháp hành mật tông, ba thân ấy tuần tự hình thành theo một tiến trình mơ phỏng tiến trình tự nhiên diễn ra lúc chết, lúc ở trạng thái trung ấm và lúc tái sinh. Bởi vậy như đã nói, trước hết ta cần biết tiến trình ấy thường xẩy ra như thế nào, rồi mới có thể hiểu cách chuyển ba giai đoạn ấy thành ba thân giác ngộ.

Chết là tâm tách lìa khỏi xác. Quá trình tách lìa có thể xảy ra nhiều giờ, nhiều ngày, như cái chết tự nhiên do già bệnh; hoặc xảy đến đột ngột như do tử nạn. Nhưng ở cả hai trường hợp, cái chết đều có những bước tiến nhất định. Thân xác không phải đột ngột mất ngay khả năng duy trì tâm thức, mà nó mất từ từ, mỗi đại trong 4 đại (địa, thủy, hỏa, phong) tuần tự mất khả năng nâng đỡ thân xác.

Kinh điển mật tông mô tả 4 giai đoạn đầu của sự chết bằng những từ ngữ sống động. Trước hết địa đại chìm hay tan vào thủy đại, rồi thủy đại tan vào hỏa đại, hỏa đại tan vào phong đại, phong đại tan vào thức đại. Một sự mơ tả như thế giúp ích cho thiền qn, nhưng ta khơng nên hiểu theo danh từ. Ví dụ nói địa đại "chìm" vào thủy đại có nghĩa là những phần rắn chắc của cơ thể dần dần mất khả năng vận hành của chúng, khơng cịn liên lạc mật thiết với tâm thức người chết như trước; trong khi ấy thủy đại (hay chất lỏng) có vẻ thắng thế và rõ rệt hơn.

Khi những yếu tố vật lý nói trên tuần tự thắng lướt nhau như vậy, thì người sắp chết cảm nghiệm một vài dấu hiệu hay triệu chứng bên ngoài (trên cơ thể) và bên trong (tâm lý) liên hệ đến từng giai đoạn của tiến trình tan rã. Những triệu chứng này được nói rõ trong nhiều sách, nên ở đây miễn bàn. Tuy nhiên cũng sẽ ích lợi để nêu vài hình ảnh điển hình thường xảy đến.

Khi chết, thường người ta mất hết sự tự chủ. Vì đã khơng tu tập khi còn sống, họ bị cái chết tràn ngập, họ choáng váng khi các "đại" hay yếu tố của thân xác bị mất qn bình, khơng cịn hoạt động điều hòa nữa. Họ cảm như đang bị nạn động đất dữ dội, khơng thể giữ bình tĩnh trước những gì xảy đến. Cái chết diễn ra với họ như một loạt ảo tượng kinh hoàng, một cơn ác mộng tàn phá. Nhưng với một người đã chuẩn bị, thì chính những cảnh gợi khủng khiếp ấy có thể đem lại niềm bình an kỳ diệu. Và với những hành giả thượng thừa, những người đã luyện tâm thuần thục, thì mỗi giai đoạn của tiến trình tan rã đem lại cho họ một sự sáng suốt và tuệ giác càng lúc càng tăng.

Theo tâm lý học Phật giáo, một đối tượng có đem lại sự thỏa ý hay không, tùy thuộc vào quyết định mà tâm ta đã có từ trước. Trước khi trơng thấy một điều gì hay một vật gì, tâm bạn đã quyết định : "Điều này sẽ làm cho tôi sung sướng." Rồi khi thực sự tiếp xúc với vật ấy bằng mắt, bạn mới nghĩ : "Ồ, thật tuyệt !" Đối với một phản ứng xấu cũng vậy. Nếu tâm bạn đã có thành kiến hay quyết định bạn khơng thích người nào, thì khi thực sự gặp người ấy bạn chỉ thấy họ khó ưa. Nói cách khác, tất cả mọi sự có vẻ tốt, làm ta ưa, và có vẻ xấu làm ta ghét, kỳ thực chỉ là những tạo tác của chính tâm ta.

Tất cả điều này dính dấp gì đến kinh nghiệm chết chóc của chúng ta ? Đạo phật dạy rằng cái cách để trải qua một đời sống hạnh phúc và một cái chết hạnh phúc, là hãy nhận chân sự việc xảy ra một cách như thật, không bị đánh lạc hướng, làm cho tâm rối bời vì những tướng bên ngồi. Trong đời chúng ta gặp hết nỗi bất mãn này đến bất mãn khác, chỉ vì ta lầm tin rằng cái gì ta thấy tốt là thực sự tốt, cái gì ta cho xấu là thực sự xấu; do vậy ta dành trọn cuộc đời và năng lực của mình để chạy theo cái này, tránh xa cái nọ. Vì suốt đời ta đã tích lũy một thói quen mạnh mẽ nhìn mọi sự việc bằng thái độ hoặc tham đắm hoặc sợ hãi như thế, nên vào lúc chết, khi mọi sự dường như tan tành theo mây khói, đương nhiên tâm ta sẽ rơi vào một trạng thái hỗn loạn tơi bời.

Giải pháp là, cần phải tập nhìn mọi sự chỉ là do tâm ta biến hiện, khơng có một chút xíu nào hiện hữu biệt lập. Ta cần hiểu, vì do tâm biến ra nên mọi sự chỉ như huyễn ảo. Tri kiến ấy cũng phải được áp dụng khi ta thấy những cảnh tượng lũ lượt hiện ra vào lúc tâm ta trải qua tiến trình chết. Ta nên làm quen với những gì ta sẽ gặp vào lúc chết, để có thể đối phó với những ảo cảnh này thay vì bị chúng tràn ngập và làm cho tâm ta hoảng hốt rối ren. Then chốt của vấn đề, lúc sống cũng như lúc chết, chính là nhận rõ ảo tưởng

là ảo tưởng, tưởng tượng là tưởng tượng, huyễn hóa là huyễn hóa. Với cách ấy ta sẽ được giải thốt.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)