11 HÀNH XỬ NHƯ PHẬT
HÕA NHẬP TUỆ VÀ LẠC
Mục đích của sự hóa sinh thành một vị thần tiên nhờ pháp thiền quán ba thân Phật, cốt là để đánh tan ngã chấp ngột ngạt của ta. Chính quan niệm hẹp hòi này đã cản trở ta không kinh nghiệm được sự bùng vỡ của năng lượng phúc lạc tiềm tàng trong hệ thần kinh mình để nhờ đấy thực chứng tiềm năng giác ngộ.
Trí tuệ về chân không là đầy hỉ lạc. Điều vô cùng quan trọng là hai yếu tố này -tuệ giác đi sâu vào thực chất mọi sự, và cảm giác đại lạc- phải được hợp nhất trong một kinh nghiệm. Ta có thể thấy nhiều người trẻ rất thông minh, nhưng họ vẫn cảm thọ được rất ít niềm vui trong cuộc sống, hoặc khơng có niềm vui nào cả. Trí thơng minh chẳng những khơng làm họ sung sướng mà nhiều người trong số ấy lại hoàn toàn bị rối loạn. Họ có thể sáng chế đủ loại cơng trình như những trị chơi điện tử phức tạp, nhưng vì thiếu phương pháp để hịa nhập tri thức và cảm xúc của mình, nên họ vẫn là những người trí thức khơ cằn, đầy bất mãn.
Ngược lại có nhiều người có khả năng thực tiễn để được hạnh phúc, nhưng họ lại khơng có trí thơng minh, khơng có sự tỉnh giác sắc bén để đi sâu vào một cái gì. Mặc dù hài lịng với cuộc sống, tâm thức họ vẫn cùn nhụt.
Mật tơng cố đào luyện trí tuệ lớn lao, đưa trí thơng minh vào kinh nghiệm thực tiễn bằng cách đồng nhất nó với sự tỉnh táo đầy phúc lạc. Bằng cách đó ta có thể làm cho đời mình sung mãn, kiện tồn tiềm năng hạnh phúc mà vẫn tẩy trừ được mọi vấn đề rắc rối thường đi đôi với sự theo đuổi khối lạc. Vì trên thế giới này, lạc thú thường đẻ ra vấn đề. Nhiều người cho rằng những nỗi khổ vật lý như đói và bệnh khơng thực sự là vấn đề trầm trọng lắm. Nhưng làm sao để hưởng khoái lạc mà không trở thành điên loạn hay đồi trụy, đấy mới là một vấn đề lớn chưa có giải pháp. Kinh nghiệm hịa nhập của mật tơng cống hiến giải pháp ấy.
Ta đã nhiều lần nói rằng theo mật tơng, vấn đề căn bản của con người là khi có lạc thú, nội tâm ta thường đâm ra ngu độn, tối tăm. Điều này khơng có nghĩa rằng ta không nên hưởng lạc. Ta nên hưởng lạc, nhưng cần phải đề phòng đi quá trớn trong khi hưởng lạc. Ta phải giữ cho khỏi bị ảnh hưởng của vọng tưởng ngu si. Bởi thế lúc này ta đang học làm cách nào để có kinh nghiệm đại lạc, mà vẫn duy trì trạng thái sáng suốt, có kiểm sốt. Ta đang học cách làm thế nào kinh nghiệm đại lạc có thể dẫn khởi tuệ giác sâu xa trong sáng.
Thông thường chúng ta có thói muốn vơ về cho mình. Ngay cả khi thiền quán được thành công, cảm thọ được năng lượng kundalini đầy hỉ lạc đang lên, ta liền có một khuynh hướng mãnh liệt muốn vồ chụp lấy nó, nghĩ : "Đây là kinh nghiệm của tơi, tơi đã chứng." Đây là thói quen ta cần từ bỏ. Ta nên tập để cho những kinh nghiệm lạc nó xảy đến mà đừng bám víu xem là của tơi. Ta có thể làm được điều này bằng cách đồng nhất tâm với chân
không, bất nhị. Khi ấy mỗi lúc lạc khởi lên, thì như thể là nó được kinh nghiệm ở đâu đó ngồi hư khơng. Thực khó mà diễn đạt điều này, nên tôi hy vọng quý vị sẽ hiểu những gì tơi muốn nói. Ta phải vượt ngồi thói quen chiếm hữu thơng thường của mình, thói liên kết mọi sự vào ý thức hạn hẹp về bản ngã.
Có lẽ tơi có thể giải thích điều này một cách sáng suốt hơn chút đỉnh. Hãy tưởng tượng trước mặt bạn là một người mà bạn cho là vơ cùng hấp dẫn. Chỉ nhìn người ấy thơi cũng đủ khơi dậy một năng lượng lạc lớn nơi bạn. Bạn có thể muốn đưa tay ra mà ơm lấy người ấy. Bây giờ, hãy tưởng tượng người ấy thình lình tan thành ánh sáng cầu vồng, rạng rỡ và trong suốt. Tự nhiên tất cả cảm giác trĩu nặng của bạn về dục vọng chiếm hữu cũng tiêu tan. Thay vào đó, một cái gì nhẹ nhàng hơn, bồng bềnh hơn, sinh khởi. Bạn vẫn còn một vài tương quan với đối tượng đẹp đẽ ấy, nhưng tương quan ấy đã đổi thay. Bạn đã bng xả thái độ bám víu, và bây giờ kinh nghiệm một cái gì khống đạt hơn, bao la hơn. Đó là một kinh nghiệm hết sức nhẹ nhàng, phúc lạc mà vẫn hoàn tồn tỉnh thức, cái kinh nghiệm mà tơi muốn nói. Đó là những gì chúng ta cố đào luyện.
---o0o---
12 - THÀNH TỰU