THỌ PHÁP GIA TRÌ

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 66 - 68)

09 -BẬC THẦY VÀ NGUỒN CẢM HỨNG NGUỒN CẢM HỨNG THIẾT YẾU ĐỂ TU TẬP

THỌ PHÁP GIA TRÌ

Thọ pháp cần nhiều điều hơn là chỉ có tham dự bằng thân xác, như đi đến một nơi nào đó vào một lúc nào đó để nhận một cái gì đó mà một người nào đó sẽ trao vào tay bạn. Thọ pháp gia trì cịn là sự tham gia trực tiếp bằng cả tâm hồn. Chúng ta cần có khả năng bng xả để cho kinh nghiệm tự xảy đến, hơn là có thái độ căng thẳng, bị ám ảnh. Bởi vì sự quán đảnh - bao gồm tất cả những pháp thiền quán trong đó - là một phương pháp để dẫn ta đi vào một kinh nghiệm về sự toàn vẹn, và sự toàn vẹn này là một liều thuốc chữa trị cái tâm nhị nguyên của chúng ta đầy thói cục bộ bất mãn và cuồng tín. Qua kinh nghiệm nội tâm về pháp gia trì chân chính, mọi chướng ngại cho việc thực chứng cái Tồn vẹn đều bị loại trừ, khơng phải nhờ ta nghe được hay học thêm được điều gì, mà nhờ thực chứng bằng bản thân.

Thế thì tại sao chúng ta gọi đây là một phép nhập mơn hay qn đảnh? Bởi vì đấy là khởi đầu của kinh nghiệm thiền, khởi sự tác động lên việc tập trung thiền quán của ta, và thâm nhập vào thực tại của mọi sự. Qua năng lực của một pháp gia trì như thế, ta xử dụng được trí tuệ, phương tiện và từ bi mà ta đã có. Đây là sự bừng dậy của những gì có sẵn.

Điều quan trọng là nhận ra mình có sẵn những đức tính trí tuệ, phương tiện thiện xảo và từ bi. Thực sai lầm khi nghĩ có người nào thiếu những đức tính ấy, nghĩ nhờ pháp gia trì họ mới nhận được những đức tính họ khơng sẵn có trong tận cùng bản thể. Giáo lý Phật nói chung và Mật tơng nói riêng, thường nhấn mạnh rằng có một tài nguyên vô hạn về tuệ giác sâu xa và từ bi rộng lớn đã nằm sẵn trong mỗi người chúng ta. Điều cần thiết là bây giờ chúng ta phải động đến tài nguyên ấy, "cho chạy" cái năng lượng giác ngộ tiềm tàng ấy.

Để sự gia trì có kết quả, cả thầy lẫn trị đều phải tham dự trong việc tạo nên khơng khí thích hợp. Vị thầy có bổn phận hướng dẫn lễ gia trì sao cho nó thực thụ đánh động tâm đệ tử, và phải đủ thiện xảo và mềm dẻo để uốn nắn sự gia trì cho hợp khả năng đệ tử. Những đệ tử thì phải biết làm phát sinh một thái độ khống đạt, và để tâm mình trong trạng thái sẵn sàng đón nhận. Nếu q bám vào sự vật giác quan, hoặc vướng sâu ngã ái, hoặc chấp chặt tướng ngoài của sự vật, xem chúng là thực hữu, thì sẽ khơng có chỗ cho thực chứng len vào tâm thức. Nhưng khi đã luyện tập đầy đủ Bồ đề tâm và chính kiến về tính khơng, thì đệ tử sẽ dễ dàng cởi bỏ những thành kiến để mở lịng đón nhận sự trao truyền tuệ giác.

Khi cả thầy lẫn trị đều đủ tư cách thích hợp, thì sự gia trì thấm nhuần tuệ lạc lớn lao. Thay vì tạo điều kiện để đi vào mật tơng, sự gia trì trong trường hợp

ấy đã giúp đệ tử ngộ đạo, thực chứng kinh nghiệm hỉ lạc siêu việt. Quả thế trong quá khứ, đã có nhiều mơn đệ đạt giác ngộ ngay trong lúc thọ phép nhập môn.

Và điều quan trọng cần nhớ là, một hành giả nghiêm túc không chỉ thọ quán đảnh một lần duy nhất. Người ta có thơng lệ thọ pháp qn đảnh để đi vào một pháp hành trì mật tơng đặc biệt, mỗi lần như thế họ lại có thể nhận được những mức độ kinh nghiệm thực chứng càng ngày càng sâu. Bởi thế ta không nên thất vọng nếu lúc đầu thiền quán của ta chỉ dừng lại ở mức độ tưởng tượng thay vì kinh nghiệm thực thụ. Điều này cũng đã khá tốt, đừng tưởng nó khơng ăn thua gì. Chỉ tưởng tượng mà thơi cũng gieo được những hạt giống vào trong ruộng thức bao la của ta, và cuối cùng những hạt giống ấy sẽ phát triển thành kinh nghiệm thực thụ. Đây là một tiến trình rất tự nhiên. Bởi thế bạn phải ln ln cỡi mở bng thư, và hài lịng với bất cứ gì xảy đến.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dua-Vao-Mat-Tong-Lama-Thubten-Yeshe-Ns-Tri-Hai-Dich (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)