Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 73 - 75)

Hội Phủ Dầy được tổ chức từ mùng 1 đến 10 tháng Ba âm lịch hằng năm gắn liền với Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử”, thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây cũng là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia ở Nam Định gắn với câu ca “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”.

Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là con của Ngọc Hoàng, xuống trần gian làm nhiều điều phúc đức, giúp đỡ dân chúng. Để nhớơn, dân chúng nhiều vùng đã lập đền và phủ thờ, suy tôn bà là “Mẫu nghi thiên hạ”. Một thuyết khác cho rằng Liễu Hạnh là hóa thân hội tụ của các Thánh Mẫu trong đạo thờ

thuyền, xung quanh là núi rừng bao la, rộng lớn xanh mướt một màu.

Đền được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Toà đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung cộng đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau, kiến trúc đơn giản không cầu kỳ. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thuỷ Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.

Đền thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một vị anh hùng miền sơn cước có công đánh giặc phương Bắc, bảo vệ bản làng. Theo truyền thuyết kể lại, vào cuối đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) khắp vùng Quy Hóa, gồm châu Thủy Vĩ và châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc vùng phương Bắc tràn sang cướp phá, giết hại dân lành. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng Nguyễn Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến không cân sức với quân giặc, ông đã anh dũng hy sinh, thi thể ông trôi theo sông Hồng tới Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của ông.

Đền Bảo Hà có nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ lớn là: Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng),

lễ tiệc quan tuần tranh (25 tháng Năm âm lịch), lễ hội ngày giỗ tướng Hoàng Bảy (17 tháng Bảy âm lịch), lễ tết muộn (Tết Tất niên).

Hội chính đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17

tháng Bảy âm lịch hằng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá - thể thao khác. Ngoài những ngày lễ hội, những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.

40. Lễ hội Phủ Dầy (Nam Định)

Hội Phủ Dầy được tổ chức từ mùng 1 đến 10 tháng Ba âm lịch hằng năm gắn liền với Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử”, thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây cũng là một trong hai lễ hội lớn mang tầm quốc gia ở Nam Định gắn với câu ca “tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”.

Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là con của Ngọc Hoàng, xuống trần gian làm nhiều điều phúc đức, giúp đỡ dân chúng. Để nhớơn, dân chúng nhiều vùng đã lập đền và phủ thờ, suy tôn bà là “Mẫu nghi thiên hạ”. Một thuyết khác cho rằng Liễu Hạnh là hóa thân hội tụ của các Thánh Mẫu trong đạo thờ

Tứ phủ cổ truyền: Mẫu Thượng Thiên đệ nhất sáng tạo ra trời, Mẫu Thượng Ngàn đệ nhị sáng tạo ra rừng núi, Mẫu Thủy sáng tạo ra nước, Mẫu Địa đệ tử sáng tạo ra đất đai phì nhiêu. Mở đầu Lễ hội, mùng 1 tháng Ba dân làng đã tiến hành tế lễ kỵ Thánh Mẫu, sau đó, các cuộc tế được tiến hành theo nghi thức truyền thống. Nghi lễ đặc sắc trong hội Phủ Dầy là lễ rước kiệu Thánh Mẫu từ phủ chính Thiên Hương đến chùa trên núi Gôi và ngược lại, diễn ra vào mùng 6 tháng Ba. Nghi lễ rước kiệu Thánh Mẫu diễn ra hết sức long trọng, các cô gái đồng trinh được chọn để khiêng long đình, rước võng, v.v.. Sau lễ rước Mẫu là hội kéo chữ (xếp chữ) được tổ chức vào mùng 7 tháng Ba. Đây là trò chơi đồng diễn thể dục xếp chữ Hán, việc xếp chữ gì do ban tổ chức hội quy định.

Ngoài ra, ở Lễ hội Phủ Dầy còn tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa khác như: hát văn, tuồng, chèo, trống quân, ca trù, đấu vật, kéo co, chọi gà, đánh cờ, v.v.. Vào dịp Lễ hội Phủ Dầy còn có hội chợ bày bán các đặc sản địa phương.

Với những giá trị văn hoá tiêu biểu, ngày 9-9- 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận “Lễ hội Phủ Dầy” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)