Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 41 - 43)

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kỳ công của tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Từ chân núi đến đỉnh núi, chùa Ngoài, chùa Trong, chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích,… được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, không khí huyền bí, linh thiêng.

Chính hội chùa Hương nhằm ngày 15 tháng Hai

âm lịch hằng năm, nhưng từ mùng 6 tháng Giêng đã làm lễ mở cửa rừng. Lễ hội thường kéo dài đến hạ

gọi là “giao kiệu”, một hành động lễ nghĩa theo phong tục “nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần” (trong nhà là anh em, ra ngoài việc nước là vua tôi). Đám rước đi theo đường Trống Quân tới đường cái, rồi tiến thẳng vềđình để “hội đồng” với bốn vị thành hoàng Đô, Hồ, Bạch, Hạc và thánh Cốt Tung. Trong khi rước, hai tốp thanh niên nam nữ vừa múa, vừa hát bài ca rất khổ, tương truyền có từ thời đó.

Trong thời gian lễ hội còn có các lễ tế dâng hương cầu phúc của các đoàn tế xã, phường ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.

Song song với phần Lễdiễn ra ở trong đền là phần Hội diễn ra bên ngoài khu vui chơi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, hấp dẫn, đặc biệt là môn đấu vật, thể hiện tinh thần thượng võ.

18. Lễ hội gò Đống Đa (Hà Ni)

Hội gò Đống Đa được tổ chức vào mùng 5 tháng

Giêng âm lịch hằng năm, tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội, nhằm tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - một trong những anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30-2-1789), đồn giặc ở Khương Thượng bị quân ta tiến đánh và phá hủy, tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Kể từ đó, gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử ghi dấu chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta, đồng

thời là chứng tích về sự thất bại của kẻ thù xâm lược phương Bắc.

Sáng sớm ngày diễn ra Lễ hội, đoàn rước thần mừng chiến thắng với cờ, tàn, tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng tiếng chiêng, trống, thanh la,... xuất phát từ đình Khương Thượng về gò Ðống Ða trong sự reo hò, cổ vũ của đông đảo du khách.

Tại Lễ hội, đặc biệt nhất là màn rước "Rồng lửa", được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí. Ngoài ra còn có các màn biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Khi đám rước vềđến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễđọc văn kể lại sự tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Quang Trung.

19. Lễ hội Chùa Hương (Hà Ni)

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kỳ công của tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Từ chân núi đến đỉnh núi, chùa Ngoài, chùa Trong, chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng, động Hương Tích,… được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, không khí huyền bí, linh thiêng.

Chính hội chùa Hương nhằm ngày 15 tháng Hai

âm lịch hằng năm, nhưng từ mùng 6 tháng Giêng đã làm lễ mở cửa rừng. Lễ hội thường kéo dài đến hạ

tuần tháng Ba âm lịch. Mùa cao điểm của của Lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Hai âm lịch. Ngày nay nghi lễ “mở cửa rừng” xưa kia mang ý nghĩa mới là lễ “mở cửa chùa”.

Phần Lễ của Lễ hội chùa Hương rất đơn giản. Trước khai hội một ngày, tất cả đền, chùa, đình, miếu ở xã Hương Sơn đều nghi ngút khói hương.

Vào ngày Lễ hội, ở chùa Trong có lễ dâng hương, lễ vật gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay, lễ nghi có vẻ nghiêng về “thiền”. Còn chùa Ngoài là nơi thờ các vị sơn thần thượng đẳng, mang đủ màu sắc của Đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ”, thờ bà Chúa Thượng Ngàn - người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Qua đó có thể thấy, toàn bộ hệ thống tín ngưỡng ở chùa Hương bao trùm gần như cả tổng thể tôn giáo ở Việt Nam: có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.

Lễ hội chùa Hương còn có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn tế ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, chỉ dẫn các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Bên cạnh phần Lễ, Lễ hội chùa Hương còn có phần Hội sôi nổi với các hoạt động văn hóa mang đậm tính dân tộc độc đáo như: bơi thuyền, leo núi và hát chèo, hát văn,…

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)