Lễ hội đền An Sinh (Quảng Ninh)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 85 - 87)

Đền An Sinh thờ tám đời vua nhà Trần và cũng chính là nơi xưa kia các vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Anh Tông đã tu hành.

Hằng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ vào các ngày

mùng 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11, 12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp âm lịch. Đặc biệt, mùng 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm, vừa đón Tết Nguyên đán, nên rất đông vui, nhộn nhịp.

Từ sáng sớm mùng 7 tháng Giêng, trên sân đình xã Hiền Lương cờ xí đã phấp phới, trống chiêng rộn rã, dân làng tề tựu đông đủ với những bộ quần áo rực rỡ đủ màu. Lễ hội mở đầu bằng lễ tế Thành Hoàng ởđình, thành viên đội tế này đều là nam giới, sau đó là lễ rước kiệu từđình Đức Ông vào đền Mẫu Âu Cơ. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, bát âm sáo nhị… cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng được tám cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp trống. Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc bô lão, cuối cùng là dân làng và cả du khách thập phương, ai cũng hân hoan, cười nói vui vẻ.

Đúng giờ Thìn (từ 7-9 giờ) đám rước vào đến sân đền. Lễ dâng hương và đồ thờ cúng lên Mẫu Âu Cơ bắt đầu ngay sau đó. Lễ vật dâng Mẫu bao gồm: cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy ngũ sắc,... Sau lễ dâng hương là màn tế của đội tế nữ. Đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và học vấn, mặc áo dài đủ màu sắc, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa và tế theo nghi lễ truyền thống, trở

thành tâm điểm thu hút chú ý của mọi người. Trong đội tế nữ, riêng chủ tế bận trang phục toàn màu đỏ. Sau khi tế nữ xong, nhân dân địa phương và khách thập phương nô nức đến lễ Mẫu Âu Cơ; dâng hương, dâng sớ, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn… Phần rước kiệu và tế nữ này nhằm tôn vinh giá trị văn hóa của địa phương, cũng là cách tỏ lòng tôn kính, hướng về tổ tiên của nhân dân cả nước.

Phần Hội của Lễ hội diễn ra ở đền Mẫu với các trò chơi dân gian, hát Xoan, thi đấu thể thao; kết hợp với liên hoan văn nghệ quần chúng ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước, truyền thống lao động của nhân dân địa phương.

Lễ hội diễn ra trong ba ngày liên tục từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng. Ngày thứ ba, sau khi màn tế nữ kết thúc, kiệu sẽđược rước trả lại từđền vềđình để kết thúc lễ hội chào mừng “Tiên giáng”.

Đền Mẫu Âu Cơ là một di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một di sản quý báu của cả nước, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá dân tộc cho lớp lớp con cháu muôn đời. Chính vì thế, vào dịp các ngày lễ hội, đặc biệt vào những ngày đầu năm, đến với Tổ Mẫu Âu Cơđã trở thành tập quán, nét đẹp văn hóa của các thế hệ người Việt Nam.

47. Lễ hội đền An Sinh (Qung Ninh)

Đền An Sinh thờ tám đời vua nhà Trần và cũng chính là nơi xưa kia các vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Anh Tông đã tu hành.

Đền có diện tích khá rộng, khoảng hơn 1.000m2. Đứng tại đền, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát không gian tĩnh mịch và khoáng đạt xung quanh để có cảm giác thư thái và yên ả. Dọc hai bên đường dẫn vào cổng đền là rặng nhãn cổ thụ, làm tăng thêm vẻ cổ kính cho đền. Quanh đền có 14 cây đại, tượng trưng cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có 8 cây vạn tuế, tượng trưng cho 8 vị vua được thờởđây.

Một phần quan trọng trong khu di tích An Sinh là phần lăng mộ các vua nhà Trần được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền với bán kính vài kilômét. Đền thờ Trần Nhân Tông (1279-1293), được dựng ở núi Ngọc Vân. Mộ Trần Anh Tông (1293-1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Táng Quỷ. Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ởđỉnh đồi với các bậc thềm đá và hai bên thềm là rồng đá mang phong cách nghệ thuật đời Trần; lăng vua Trần Minh Tông (1314-1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông, lăng được dựng từđời Trần. Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và Trần Nghệ Tông.

Lễ hội đền An Sinh diễn ra vào ngày 20 tháng

Tám âm lịch hằng năm, tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Vào ngày Lễ hội, du khách thập phương từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước về đây, dâng hương tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của các vị vua Trần.

Trong khuôn khổ Lễ hội có diễn ra các hoạt động như: lễ rước, tế, bóng chuyền, biểu diễn võ thuật, thể dục dưỡng sinh, kéo co, đập niêu, thi đấu cờ tướng,… cùng nhiều chương trình văn nghệđặc sắc.

Lễ hội đền An Sinh được tổ chức nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)