Lễ hội ông Đùng bà Đà (Thái Bình)

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 95 - 97)

Lễ hội ông Đùng - bà Đà là một lễ hội truyền thống gắn liền với sự tích bà chúa Muối, được tổ chức vào ngày 14 tháng Tư âm lịch hằng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào.

Theo sách xưa chép lại, bà chúa Muối bà có tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh, sinh năm Canh Thìn (1280) tại trang Quang Lang, huyện Thụy Vân, phủ Thái Bình (nay là xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình làm nghề muối. Bà nổi tiếng là người rất mực thông minh,xinh đẹp, tính hạnh đoan trang. Trong một lần giúp gia đình đi bán muối, bà gặp vua Trần Anh Tông. Cảm mến vì dung nhan xinh đẹp, tính tình hiền hậu của bà, vua Trần Anh Tông đã chọn bà làm

Nghiêm Quang của ấp Giao Thủy (tên nôm là Keo) xây dựng vào năm 1061, sau làng tách ra làm hai và đổi gọi là “Thần Quang tự” từ năm 1167.

Mỗi năm, Chùa mở hội hai lần, đó là hội Xuân vào mùng 4 Tết Nguyên đán và Hội chính mùa thu,

từ ngày 13 đến 15 tháng Chín âm lịch. Lễ hội tổ chức vào tháng Chín âm lịch là lễ hội chính của chùa Keo, gắn liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư (ngày 13 tháng 9 là 100 ngày mất, ngày 14 tháng 9 là ngày sinh của Ngài).

Hội Xuân hằng năm mang tính chất nghi lễ nông nghiệp và thi tài với các trò vui như: thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm,… giữa các thành viên và các giáp trong làng. Đồng thời là dịp để người dân địa phương và du khách lễ Phật, cầu mong một năm mới tốt lành.

Lễ hội chính được tổ chức vào tháng Chín âm lịch với nhiều hoạt động phong phú. Ngày chính hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng diễn ra các cuộc thi như: thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng vềđề tài lục cúng.

Ngày 13, mở đầu là lễ rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều và tối là thời gian của các hoạt động.

Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của thiền sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương là đến lễ rước với lễ vật gồm có: đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4

bánh do người kéo; tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ,...

Sang ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước; qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian để phản ánh lối sống của vùng dân cư ven sông, mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

53. Lễ hội ông Đùng - bà Đà (Thái Bình)

Lễ hội ông Đùng - bà Đà là một lễ hội truyền thống gắn liền với sự tích bà chúa Muối, được tổ chức vào ngày 14 tháng Tư âm lịch hằng năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào.

Theo sách xưa chép lại, bà chúa Muối bà có tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh, sinh năm Canh Thìn (1280) tại trang Quang Lang, huyện Thụy Vân, phủ Thái Bình (nay là xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) trong một gia đình làm nghề muối. Bà nổi tiếng là người rất mực thông minh,xinh đẹp, tính hạnh đoan trang. Trong một lần giúp gia đình đi bán muối, bà gặp vua Trần Anh Tông. Cảm mến vì dung nhan xinh đẹp, tính tình hiền hậu của bà, vua Trần Anh Tông đã chọn bà làm

vợ ba. Tuy sống trong hoàng cung nhung lụa nhưng bà vẫn không nguôi nhớ về gia đình. Vua Trần đành sai người đưa bà trở lại quê hương. Về sau bà lâm bệnh nặng và qua đời vào ngày 14 tháng Tư năm Mậu Tuất. Nhà vua hay tin rất luyến tiếc, xót thương đã sắc phong làm phúc Thần, người dân sở tại lập đền thờ Chúa để nhắc nhở con cháu đời sau tưởng nhớ công lao của bà.

Lễ hội đặc sắc với điệu múa ông Đùng, bà Đà mang đậm chất folklore - nhằm cầu mong sự sinh sôi, thịnh vượng. Hình tượng ông Đùng, bà Đà được làm bằng tre mỏng, đan theo kiểu mắt cáo. Thân hình cao tới 1,5-2m, hình chóp nón, đường kính phía dưới rộng, đủ cho một người chui lọt vào. Sáng sớm ngày 14 tháng Tư âm lịch, các thôn trong làng mang những hình nộm ông Đùng, bà Đà vào Đền thờ bà chúa Muối để tiến hành các nghi thức tế lễ một cách nghiêm trang thành kính.

Tục chính của Lễ hội là màn múa Đùng diễn ra vào lúc nhập nhoạng tối cùng ngày. Trong khi múa, người ta xướng vang những câu tụng ca công đức của bà chúa Muối như: “Lạy chúa! Muối của chúa năm nay được mùa lắm! Lạy chúa, lạy chúa…”.

Trong Lễ hội, các hình nộm mang cả dáng dấp ông Đùng và bà Đà. Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái với ý nghĩa để cho ông bà có cơ hội “bày tỏ” tình cảm vui mừng với nhau. Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người Quang Lang giải thích đó là lúc ông bà đang “ăn nằm” với nhau. Sau

đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh Đùng bố mẹ. Dân làng đi theo nhộn nhịp, vừa đi vừa hát múa. Lúc đám rước quay về tới Đền, dân làng chen chúc nhau để lấy cho được một nan nứa trên hình nộm hai ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn, trên thuyền để lấy may.

Một phần của tài liệu Ebook Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam: Phần 1 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)