Lễ hội Gầu Tào ở tỉnh Lai Châu thường được tổ chức từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xưa kia được coi là một hình thức tâm linh của người Mông, nay đã trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, Hà Nhì, Dao, Lô Lô,... sinh sống tại tám xã biên giới khu vực Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Những cụ già người Mông kể lại, trước đây, lễ Gầu Tào do những gia đình giàu có, không có con hay sinh con một bề trong năm làm ăn không phát đạt, gặp nhiều rủi ro đứng ra tổ chức để cầu Thần Đất sang năm mới ban cho sức khỏe, đông con nhiều cháu, mùa màng bội thu, bản làng hòa thuận, êm ấm. Ngày nay, lễ hội Gầu Tào chủ yếu mang ý nghĩa vui xuân, cầu cho mưa thuận gió hòa, người người mạnh khỏe, nhà nhà hạnh phúc,... Lễ hội cũng không còn do riêng một gia đình tổ chức mà đã trở thành ngày hội chung cả vùng cao nguyên Dào San.
33. Lễ hội đền Ủng (Hưng Yên)
Đền Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời Trần, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII. Ông là vị tướng văn võ song toàn, được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hết sức tin cậy, bồi dưỡng, tiến cử với triều đình và trở thành vị tướng phò tá ba đời vua nhà Trần. Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên). Để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của nhà ông.
Lễ hội đền Ủngđược tổ chức vào ngày 11 tháng
Giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ Lão.
Lễ hội gồm phần Lễ và phần Hội. Chính hội bắt đầu vào ngày 11 tháng Giêng - ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc với các nghi lễ: đại lễ, tế nội tán, ngoại tán. Lễ hội được mở đầu với nghi thức rước công chúa Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão) từ phủ Chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha. Tham gia đoàn rước có các đội cờ lễ, múa lân, rồng, bài vị, đội khiêng kiệu hoa, khiêng kiệu công chúa. Sau nghi lễ rước truyền thống từ phủ Chúa về Đền, dân làng và du khách tổ chức lễ dâng hương, ôn lại thân thế, sự nghiệp và công lao của tướng quân Phạm Ngũ Lão với đất nước.
Phần Hội diễn ra sôi nổi, vui vẻ nhằm mong cầu một năm vạn sự thuận lợi, may mắn với các trò chơi dân gian như: cờ tướng, chọi gà, múa rối, kéo co, hát quan họ, xin chữ đầu xuân, thi vật cù, nhảy mô đống,… thu hút đông đảo du khách cổ vũ và tham gia.
Lễ hội truyền thống đền Phù Ủng mang giá trị văn hóa sâu sắc, không chỉ nhằm tưởng nhớ công lao của danh tướng họ Phạm mà còn giáo dục cho các thế hệđi sau ý chí vươn lên, yêu quê hương, đất nước cũng như minh chứng về nền văn hiến lâu đời của dân tộc.
34. Lễ hội Gầu Tào (Lai Châu)
Lễ hội Gầu Tào ở tỉnh Lai Châu thường được tổ chức từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xưa kia được coi là một hình thức tâm linh của người Mông, nay đã trở thành trung tâm của mọi lễ hội trong mùa xuân đối với người Mông, Hà Nhì, Dao, Lô Lô,... sinh sống tại tám xã biên giới khu vực Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Những cụ già người Mông kể lại, trước đây, lễ Gầu Tào do những gia đình giàu có, không có con hay sinh con một bề trong năm làm ăn không phát đạt, gặp nhiều rủi ro đứng ra tổ chức để cầu Thần Đất sang năm mới ban cho sức khỏe, đông con nhiều cháu, mùa màng bội thu, bản làng hòa thuận, êm ấm. Ngày nay, lễ hội Gầu Tào chủ yếu mang ý nghĩa vui xuân, cầu cho mưa thuận gió hòa, người người mạnh khỏe, nhà nhà hạnh phúc,... Lễ hội cũng không còn do riêng một gia đình tổ chức mà đã trở thành ngày hội chung cả vùng cao nguyên Dào San.
Ngày mở hội Gầu Tào, người ta chọn một cây tre to, cao, chắc chắn để làm cây nêu, trồng ở giữa một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi. Trên cây nêu mang một bầu rượu, túm thóc nương, bắp ngô và những dải băng nhiều mầu sắc để kính thần linh trên trời, dưới đất. Các chàng trai khỏe mạnh cùng nhau mổ trâu để làm cỗ cúng Thần Đất, mong năm mới con người sinh sôi, mưa thuận gió hòa. Chủ lễ, thường là già làng, trưởng bản có uy tín, sẽ thay mặt bà con thực hiện nghi lễ huyền bí, linh thiêng.
Sau phần Lễ là phần Hội vui vẻ và náo nhiệt, kéo dài trong ba ngày với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc như: thi bắn nỏ, thi đẩy gậy, thi leo cây, thi kéo co, hát giao duyên, làm xiếc,... Các thiếu nữ Mông xúng xính váy áo tham gia trò chơi kéo co; thiếu nữ Hà Nhì duyên dáng trong những điệu múa dâng các vị thần, cầu mong che chở cho con người. Các chàng trai cường tráng ưỡn ngực lên dây thi bắn nỏ; những bàn tay gân guốc, rắn chắc thoăn thoắt như sóc, chinh phục đỉnh cao trong trò chơi thi leo cây mang ý nghĩa cầu mong năm mới lên rừng bắn được nhiều thú, khai khẩn được đám nương tốt.
Lễ hội Gầu Tào cũng được coi là tín hiệu báo mùa xuân đã về trên cao nguyên Dào San.