Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, thuộc địa bàn phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Lễ hội bao gồm hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ bao gồm:
- Lễ dâng hương khai hội: diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng, tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả và tôn vinh công đức to lớn của Thiền phái Trúc Lâm.
- Lễ rước nước, Mộc dục: là một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội Côn Sơn, diễn ra vào sáng 16 tháng Giêng, ngay sau khi kết thúc lễ dâng hương khai hội.
- Lễ Mông Sơn thí thực: diễn ra vào tối 17 tháng Giêng tại sân chùa Côn Sơn. Đàn Mông Sơn thí thực gồm có đàn chính và đàn tiến cúng Phật.
- Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc: diễn ra vào sáng 17 tháng Giêng tại Trung Nhạc miếu, trên núi Ngũ Nhạc, do các pháp sư thực hiện. Vật phẩm gồm lễ chay (hoa quả, các loại bánh), lễ mặn (xôi, thịt), ngoài ra, còn có đồ mã và ngũ cốc... Lễ tế trời đất tại
Bánh trôi dâng cũng phải đủ 100 viên rất nhỏ. Sau khi tế lễ xong, làng đem 49 viên đặt vào một bông hoa sen thả xuống dòng sông để trôi về biển cả. Món bánh này, đối với người dân nơi đây là một thứ bánh Thánh. Thánh thụ hưởng rồi dân mới ăn. Nếu chưa hết ngày mùng 6 tháng Ba, người dân Hát Môn sẽ không ăn bánh trôi, nhằm thể hiện lòng thành kính đối với Hai Bà Trưng.
Đại lễ dâng hương tại đền Hai Bà Trưng có nhiều nét độc đáo khác lạ. Mọi thứ trong đền thờ đều đi đôi: hai hương án, hai long ngai, hai kiệu rước, hai lư hương và khi tiến hành đại lễ thì có hai chủ lễ, hai người đọc chúc văn…
Ngoài lễ hội vào mùng 6 tháng Ba, nhân dân Hát Môn còn tổ chức lễ hội vào mùng 4 tháng Chín và 24 tháng Chạp. Mùng 4 tháng Chín là ngày kỷ niệm Hai Bà tế cờ khao quân. Trong ngày này, dân làng kéo cờ đại, giết trâu, giết bò, lợn, dê để tế lễ. Lễ Mộc dục - 24 tháng Chạp là ngày hội lớn, hàng trăm trai thanh, gái lịch trong làng được tuyển chọn phù giá, 8 thiếu nữđược chọn theo hầu kiệu Hai Bà. Trong ngày này, tượng Thánh được rước ra sông làm lễ Mộc dục, rồi rước vềđền làm lễ dâng tế, chúc tụng.
Trong các ngày hội lễ ở đền Hát Môn, theo truyền thống, những người hành lễ tế, những người biểu diễn các trò vui và du khách không được mặc quần áo, đội khăn, mũ… màu đỏ, cũng như toàn bộ đồ thờ có trong đền không sơn màu đỏ, mà sơn đen. Vì Hai Bà Trưng, theo truyền thuyết trong vùng, đã chết giữa trận mạc nên máu của Hai Bà đã nhuộm
đỏ mảnh đất nơi Hai Bà nằm xuống, chứ không phải Hai Bà đã tự tận trong chung cục, như truyền thuyết lưu truyền ở nhiều nơi khác.
23. Lễ hội chùa Côn Sơn (Hải Dương)
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, thuộc địa bàn phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, từ ngày 15 đến 22 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
Lễ hội bao gồm hai phần Lễ và Hội. Phần Lễ bao gồm:
- Lễ dâng hương khai hội: diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng, tưởng niệm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả và tôn vinh công đức to lớn của Thiền phái Trúc Lâm.
- Lễ rước nước, Mộc dục: là một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội Côn Sơn, diễn ra vào sáng 16 tháng Giêng, ngay sau khi kết thúc lễ dâng hương khai hội.
- Lễ Mông Sơn thí thực: diễn ra vào tối 17 tháng Giêng tại sân chùa Côn Sơn. Đàn Mông Sơn thí thực gồm có đàn chính và đàn tiến cúng Phật.
- Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc: diễn ra vào sáng 17 tháng Giêng tại Trung Nhạc miếu, trên núi Ngũ Nhạc, do các pháp sư thực hiện. Vật phẩm gồm lễ chay (hoa quả, các loại bánh), lễ mặn (xôi, thịt), ngoài ra, còn có đồ mã và ngũ cốc... Lễ tế trời đất tại
Ngũ Nhạc để cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng bội thu, quốc thái, dân an.
Ngoài các nghi lễ gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, Lễ hội chùa Côn Sơn còn hấp dẫn và thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như du khách thập phương bởi phần Hội với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù, tiêu biểu như: thi đu tiên, viết thư pháp, thi đấu vật, hát quan họ,... diễn ra suốt những ngày diễn ra Lễ hội.
Côn Sơn thuộc chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang tư tưởng tự cường dân tộc. Lễ hội chùa Côn Sơn là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân có công xây dựng Thiền phái Trúc Lâm, xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm... Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Lễ hội như nhịp cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất nước. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của lễ hội, năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội chùa Côn Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống.